Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
- Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng khi mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước phải xuất trình các giấy tờ gì?
- Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
- Trong trường hợp việc mua bán vàng miếng giữa tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông qua hình thức đấu thầu thì có các tài liệu giao dịch gì?
Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng khi mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước phải xuất trình các giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 06/2013/TT-NHNN có quy định như sau:
Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
1. Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền.
2. Mỗi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép đăng ký tối đa 03 (ba) người đại diện giao dịch.
3. Trường hợp người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện theo ủy quyền, văn bản ủy quyền phải do người đại diện theo pháp luật ký. Phạm vi ủy quyền phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: ký, nhận các văn bản và thực hiện toàn bộ các công việc liên quan trong quá trình đấu thầu (đối với hình thức đấu thầu), nhận thông báo giá mua, bán vàng miếng, ký đơn đăng ký mua, bán vàng miếng, nhận thông báo khối lượng vàng miếng được mua, bán (đối với mua, bán trực tiếp), ký văn bản xác nhận mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
4. Khi thay đổi người đại diện giao dịch, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), kèm theo văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền) và văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch mới. Việc thay đổi người đại diện giao dịch chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) nhận được thông báo, kèm các tài liệu liên quan.
5. Mỗi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp chỉ được phép cử 01 (một) người đại diện giao dịch theo danh sách đã đăng ký để tham gia trong một lần giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
6. Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Theo quy định trên thì mỗi khi tổ chức tín dụng khi giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng nhà nước thì được phép cử 01 người đại diện giao dịch theo danh sách đã đăng ký.
Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch phải xuất trình chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Về tài khoản giao dịch của tổ chức tín dụng khi mua bán vàng miếng với Ngân hàng nhà nước được quy định tại Điều 9 Thông tư 06/2013/TT-NHNN như sau:
Tài khoản giao dịch
1. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đặt cọc, thanh toán tiền cho Ngân hàng Nhà nước qua tài khoản do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
2. Ngân hàng Nhà nước hoàn trả tiền đặt cọc, thanh toán tiền cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp qua tài khoản do tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đăng ký khi thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng.
Theo đó thì tổ chức tín dụng khi đặt cọc, thanh toán tiền cho Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện thông qua tài khoản do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
Trong trường hợp việc mua bán vàng miếng giữa tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông qua hình thức đấu thầu thì có các tài liệu giao dịch gì?
Về tài liệu trong giao dịch mua bán vàng miếng giữa tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 8 Thông tư 06/2013/TT-NHNN như sau:
Tài liệu giao dịch
Giao dịch mua, bán vàng miếng từng lần giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được thể hiện bằng các văn bản sau:
1. Đối với mua, bán trực tiếp:
a) Thông báo mua, bán vàng miếng, thông báo giá mua, giá bán của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đơn đăng ký mua, bán vàng miếng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
c) Thông báo khối lượng mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước;
d) Văn bản xác nhận giao dịch.
2. Đối với mua, bán qua đấu thầu:
a) Thông báo đấu thầu, thông báo giá mua hoặc giá bán (đối với đấu thầu theo khối lượng), giá sàn, giá trần (đối với đấu thầu theo giá) của Ngân hàng Nhà nước;
b) Phiếu dự thầu của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
c) Thông báo kết quả đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước;
d) Văn bản xác nhận giao dịch.
Như vậy đối với việc mua bán vàng miếng thông qua đấu thầu thì sẽ có các tài liệu giao dịch như sau:
(1) Thông báo đấu thầu, thông báo giá mua hoặc giá bán (đối với đấu thầu theo khối lượng), giá sàn, giá trần (đối với đấu thầu theo giá) của Ngân hàng Nhà nước;
(2) Phiếu dự thầu của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
(3) Thông báo kết quả đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước;
(4) Văn bản xác nhận giao dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?