Tổ chức tín dụng có thể cho vay đối với pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với mức cho vay tối đa là bao nhiêu?
- Pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể được cho vay hay không?
- Điều kiện để pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cho vay là gì?
- Mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng đối với pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Thỏa thuận cho vay lập giữa tổ chức tín dụng và pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam gồm những nội dung gì?
Pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể được cho vay hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng, gồm:
"3. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài."
Theo đó, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được xem là một trong những đối tượng khách hàng có thể vay vốn tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
Pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thể được cho vay hay không?
Điều kiện để pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cho vay là gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về điều kiện vay vốn như sau:
"Điều 7. Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh."
Như vậy, để có thể được tổ chức tín dụng cho vay, pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật
- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp
- Có phương án sử dụng vốn khả thi
- Có khả năng tài chính để trả nợ
- Trường hợp vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
Mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng đối với pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay. Hiện không có quy định cụ thể về mức cho vay tối đa, vì trên thực tế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố của pháp nhân vay vốn và tổ chức tín dụng cho vay mới có thể xác định trong từng trường hợp, pháp nhân có thể vay tối đa là bao nhiêu.
Thỏa thuận cho vay lập giữa tổ chức tín dụng và pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thỏa thuận cho vay được quy định như sau:
"Điều 23. Thỏa thuận cho vay
1. Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;
b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
c) Mục đích sử dụng vốn vay;
d) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;
đ) Phương thức cho vay;
e) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
g) Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;
h) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
i) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;
k) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư này;
l) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
m) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;
n) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;
o) Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan."
Theo đó, thỏa thuận cho vay được lập giữa tổ chức tín dụng và pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo có đầy đủ những nội dung tại khoản 1 nêu trên, đồng thời có thể bổ sung thêm những nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?