Tổ chức tín dụng có nhu cầu gia hạn khoản vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước thì hồ sơ gồm những tài liệu nào?
- Tổ chức tín dụng có nhu cầu gia hạn khoản vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước thì hồ sơ gồm những tài liệu nào?
- Giám đốc chi nhánh tổ chức tín dụng có được ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm trình thống đốc phê duyệt danh mục và thứ tự ưu tiên các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước?
Tổ chức tín dụng có nhu cầu gia hạn khoản vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước thì hồ sơ gồm những tài liệu nào?
Tổ chức tín dụng có nhu cầu gia hạn khoản vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước thì hồ sơ gồm những tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 17/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-NHNN như sau:
Thời hạn cho vay cầm cố
1. Thời hạn cho vay cầm cố là dưới 12 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được cầm cố. Thời hạn cho vay cầm cố bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ. Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn cho vay được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.
2. Căn cứ mục đích vay vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn thu nợ trong từng trường hợp cụ thể.
3. Trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản vay cầm cố trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và lý do gia hạn phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Khi có nhu cầu đề nghị gia hạn khoản vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày đến hạn khoản vay cầm cố, tổ chức tín dụng có nhu cầu gia hạn phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn khoản vay cầm cố đến Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn khoản vay cầm cố nêu rõ lý do đề nghị gia hạn;
- Các tài liệu quy định tại khoản 3, 4 Điều 15 Thông tư số 17.
Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị gia hạn khoản vay cầm cố, Ngân hàng Nhà nước có thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn khoản vay cầm cố (nêu rõ lý do) và gửi cho các đơn vị liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng có nhu cầu gia hạn khoản vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước thì hồ sơ gồm những tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị gia hạn khoản vay cầm cố nêu rõ lý do đề nghị gia hạn;
- Các tài liệu quy định tại khoản 3, 4 Điều 15 Thông tư 17/2011/TT-NHNN gồm:
+ Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Mẫu 03/NHNN-CC;
+ Tình hình giao dịch của tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Mẫu 04/NHNN-CC;
+ Bảng tính toán nhu cầu vay vốn VND từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Mẫu 05/NHNN-CC;
+ Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất (bản chính).
Tổ chức tín dụng có nhu cầu gia hạn khoản vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước thì hồ sơ gồm những tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Giám đốc chi nhánh tổ chức tín dụng có được ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không?
Giám đốc chi nhánh tổ chức tín dụng có được ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 17/2011/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền tham gia nghiệp vụ vay cầm cố
1. Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) hoặc Giám đốc chi nhánh ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng có thể ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh tổ chức tín dụng có được ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, Giám đốc chi nhánh tổ chức tín dụng được ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước khi được ủy quyền.
Cơ quan nào có trách nhiệm trình thống đốc phê duyệt danh mục và thứ tự ưu tiên các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 17/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
…
2. Vụ Tín dụng
...
Trình Thống đốc phê duyệt danh mục, thứ tự ưu tiên các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay cầm cố và tỷ lệ giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền vay cầm cố trong từng thời kỳ.
Theo quy định trên thì Vụ Tín dụng có trách nhiệm trình thống đốc phê duyệt danh mục và thứ tự ưu tiền các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?