Tổ chức tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài thì các cơ quan sẽ phải có trách nhiệm gì?
- Tổ chức tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài thì các cơ quan sẽ phải có trách nhiệm gì?
- Cán bộ theo dõi tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài sẽ phải có trách nhiệm như thế nào?
- Người đến tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài phải xuất trình giấy tờ gì?
- Tiếp xúc lãnh sự được giới hạn thời gian như thế nào?
Tổ chức tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài thì các cơ quan sẽ phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 120/2017/NĐ-CP, thì tổ chức tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài thì các cơ quan sẽ phải có trách nhiệm như sau:
- Thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài, đảm bảo yêu cầu đối ngoại, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Các cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức việc tiếp xúc lãnh sự theo đúng quy định, trong trường hợp cần thiết thủ trưởng cơ sở giam giữ mời đại diện Bộ Ngoại giao hoặc đại diện Hội chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Tiếp xúc lãnh sự (Hình từ Internet)
Cán bộ theo dõi tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài sẽ phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 120/2017/NĐ-CP, thì cán bộ theo dõi tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài sẽ phải có trách nhiệm như sau:
- Tiếp nhận giấy giới thiệu, kiểm tra hộ chiếu, thẻ ngoại giao của người đến tiếp xúc lãnh sự.
- Thông báo quy định về tiếp xúc lãnh sự và tình hình sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự.
- Có hình thức thích hợp để giám sát quá trình tiếp xúc lãnh sự, lập biên bản ghi nhận việc tiếp xúc lãnh sự.
- Trong quá trình tiếp xúc lãnh sự, nếu người đến tiếp xúc lãnh sự hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ thì cán bộ theo dõi nhắc nhở hoặc báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định chấm dứt việc tiếp xúc lãnh sự.
- Báo cáo đề xuất giải quyết các kiến nghị của cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự (nếu có).
Người đến tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giam là người nước ngoài phải xuất trình giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 120/2017/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người đến tiếp xúc lãnh sự
1. Xuất trình giấy giới thiệu tiếp xúc lãnh sự, hộ chiếu hoặc thẻ ngoại giao; người phiên dịch phải có giấy tờ tùy thân và do cơ quan ngoại giao giới thiệu.
2. Chấp hành đúng Nội quy cơ sở giam giữ, chỉ được thực hiện các nội dung tiếp xúc đã nêu trong đề nghị, chịu sự theo dõi, giám sát của cơ sở giam giữ hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án.
Việc gửi thư, quà, tiền, sách báo, các đồ dùng sinh hoạt trong khi tiếp xúc lãnh sự thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và Điều 29 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
3. Không được chuyển cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam những đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào cơ sở giam giữ hoặc tiếp xúc, liên hệ với người khác trong khu vực tiếp xúc lãnh sự.
4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không có lời nói, cử chỉ thể hiện sự ủng hộ đối với hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
5. Trong quá trình tiếp xúc lãnh sự không được sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm, chụp ảnh hoặc sử dụng các thiết bị kỹ thuật khác nếu không được sự đồng ý của cơ sở giam giữ.
6. Không được tiến hành các hoạt động khác ngoài nội dung tiếp xúc lãnh sự.
Như vậy, người đến tiếp xúc lãnh sự phải xuất trình giấy giới thiệu tiếp xúc lãnh sự, hộ chiếu hoặc thẻ ngoại giao.
Bên cạnh đó người phiên dịch phải có giấy tờ tùy thân và do cơ quan ngoại giao giới thiệu.
Tiếp xúc lãnh sự được giới hạn thời gian như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 120/2017/NĐ-CP, thì việc tiếp xúc lãnh sự sẽ được giới hạn như sau:
- Người bị tạm giữ được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong thời gian tạm giữ, 01 lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, mỗi lần không quá 01 giờ.
- Người bị tạm giam được tiếp xúc lãnh sự 01 lần trong 01 tháng, thời gian tiếp xúc lãnh sự tổ chức trong giờ làm việc, ngày làm việc, mỗi lần không quá 01 giờ.
- Trường hợp tăng thêm số lần tiếp xúc lãnh sự hoặc tăng thêm số người tiếp xúc lãnh sự phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?