Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?
- Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản độc hại có cần phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường không?
- Tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại có nghĩa vụ gì khác so với những tổ chức thăm dò khoáng sản thông thường?
- Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?
Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản độc hại có cần phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường không?
Tại khoản 1 Điều 47 Luật Khoáng sản 2010 quy định về hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản như sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
1. Hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Đề án thăm dò khoáng sản phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này;
c) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;
d) Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại;
đ) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam;
e) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật này;
g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá.
Như vậy, theo quy định nêu trên, một trong những giấy tờ phải có khi nộp hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại chính là bản cam kết bảo vệ môi trường.
Do đó, khi thăm dò khoáng sản độc hại thì tổ chức, cá nhân thăm dò cần phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Thăm dò khoáng sản độc hại (Hình từ Internet)
Tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại có nghĩa vụ gì khác so với những tổ chức thăm dò khoáng sản thông thường?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Khoáng sản 2010, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ như những tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng thông thường thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại còn có những nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người;
- Trường hợp đã gây ô nhiễm môi trường thì phải xác định đầy đủ các yếu tố gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm;
- Trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ thì còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 34 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản độc hại như sau:
Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản độc hại
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong đề án thăm dò khoáng sản nhưng chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong đề án thăm dò khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà không thực hiện biện pháp khắc phục.
5. Hình thức phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; từ 06 tháng đến dưới 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy vào từng hành vi vi phạm cụ thể mà tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại gây ô nhiễm môi trường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40 - 200 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức vi phạm còn có thể phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và hình phạt bổ sung theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?