Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận tiền của cá nhân ngoài nước không?
Việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng như sau:
Nguyên tắc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng
1. Thực hiện đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và người chấp hành xong hình phạt tù.
Theo đó, việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận tiền của cá nhân ngoài nước không?
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng như sau:
Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng
...
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận tiền, ngoại tệ, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác từ nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật:
a) Đối với khoản đóng góp là tiền: cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng số tiền đóng góp; trường hợp khoản đóng góp bằng ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác phải tổ chức bán cho ngân hàng thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp số tiền thu được vào tài khoản của cơ quan, tổ chức được tiếp nhận;
b) Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật: cơ quan, tổ chức tiếp nhận thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi bảo quản đảm bảo an toàn để sử dụng;
c) Đối với khoản đóng góp phi vật chất: cơ quan, tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hiện hành;
d) Việc sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phải được lập kế hoạch, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức theo quy định tài chính hiện hành.
Theo quy định trên, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được tiếp nhận tiền của cá nhân ngoài nước để sử dụng cho các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
Người chấp hành xong hình phạt tù được trợ giúp về tâm lý thông qua những hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 49/2020/NĐ-CP về trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý như sau:
Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý
1. Trợ giúp về tâm lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù xây dựng niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng và phòng tránh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nội dung trợ giúp về tâm lý gồm: tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ xã hội. Trợ giúp về tâm lý được thực hiện ngay khi người chấp hành xong hình phạt tù trở về nơi cư trú, thông qua các hình thức sau:
a) Tổ chức tư vấn riêng, tư vấn nhóm;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu trên cơ sở nhu cầu cần được trợ giúp của người chấp hành xong hình phạt tù;
c) Thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt cộng đồng, diễn đàn với chủ đề về các nội dung người chấp hành xong hình phạt tù cần được trợ giúp;
d) Tư vấn thông qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử, email, điện thoại và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.
2. Người chấp hành xong hình phạt tù được hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết khi là người tham gia tố tụng hình sự; là đương sự tham gia tố tụng dân sự, hành chính; khi thực hiện các giao kết hợp đồng dân sự; làm thủ tục đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích, đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp và thực hiện các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người chấp hành xong hình phạt tù được trợ giúp về tâm lý thông qua những hình thức sau:
+ Tổ chức tư vấn riêng, tư vấn nhóm.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu trên cơ sở nhu cầu cần được trợ giúp của người chấp hành xong hình phạt tù.
+ Thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt cộng đồng, diễn đàn với chủ đề về các nội dung người chấp hành xong hình phạt tù cần được trợ giúp.
+ Tư vấn thông qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử, email, điện thoại và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?