Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về người được trợ giúp pháp lý mà chưa có sự đồng ý thì bị xử phạt như thế nào?
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về người được trợ giúp pháp lý mà chưa có sự đồng ý thì bị xử phạt như thế nào?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có được tiết lộ thông tin về người được trợ giúp pháp lý mà chưa có sự đồng ý không?
- Nhà nước có những chính sách nào về trợ giúp pháp lý?
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về người được trợ giúp pháp lý mà chưa có sự đồng ý thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 53 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và điểm a khoản 4 Điều 53 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, lập, lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định;
b) Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc không thông báo chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
b) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ và i khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 03 tháng đến 06 tháng.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có được tiết lộ thông tin về người được trợ giúp pháp lý mà chưa có sự đồng ý không? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có được tiết lộ thông tin về người được trợ giúp pháp lý mà chưa có sự đồng ý không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác.
Nhà nước có những chính sách nào về trợ giúp pháp lý?
Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 4 Luật Trợ giúp pháp lý 2017; cụ thể như sau:
- Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.
- Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
- Nhà nước có chính sách nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?