Tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
Tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận kèm nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, quảng cáo và các giấy tờ giao dịch khác cho sản phẩm được công nhận OCOP;
2. Được khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận;
3. Được ưu tiên tham gia các hoạt động thương mại, quảng bá, phát triển nhãn hiệu chứng nhận thuộc Chương trình OCOP hoặc các hoạt động của các địa phương (nếu có).
4. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo mẫu quy định, nghiêm cấm mọi hành vi làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhãn hiệu chứng nhận. Mọi hình thức đưa thông tin sai về nhãn hiệu chứng nhận hoặc lạm dụng nhãn hiệu chứng nhận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
5. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về nghĩa vụ của quy chế này và các quy định khác có liên quan nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận. Mọi thông tin cần thiết liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận phải được cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên sử dụng.
6. Đóng góp kinh phí sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định (nếu có).
7. Có trách nhiệm phát hiện, thông báo hành vi vi phạm quy chế và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận đến UBND tỉnh hoặc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
Như vậy, thì tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam có quyền hạn và nghĩa vụ được quy định như trên.
Chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam (Hình từ Internet)
Tổ chức tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam có bị vi phạm không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định về hành vi vi phạm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như sau:
Hành vi vi phạm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Gắn nhãn hiệu chứng nhận trên sản phẩm không đáp ứng được các điều kiện của sản phẩm được chứng nhận;
2. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm của các tổ chức, cá nhân không đảm bảo các quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
3. Tổ chức, cá nhân bị thu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhưng vẫn tiếp tục sử dụng chứng nhận;
4. Tuyên truyền, phổ biến thông tin sai lệch, không đúng với quy định về sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận đến xã hội, người tiêu dùng;
5. Tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kì hình thức nào, kể cả trường hợp tự cho phép sử dụng giữa các đơn vị thành viên trực thuộc hoặc đơn vị chủ quản.
6. Làm trái các quy định khác của quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật.
Thời hạn tạm đình chỉ tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020, có quy định về đình chỉ quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận như sau:
Đình chỉ quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bị đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nếu vi phạm các quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của quy chế này.
2. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương sẽ ra văn bản quyết định đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời hạn tạm đình chỉ tối đa không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản đình chỉ, sau thời gian này nếu tổ chức, cá nhân không khắc phục những vi phạm, có báo cáo kết quả khắc phục, tài liệu chứng minh thì sẽ bị tước bỏ quyền sử dụng vĩnh viễn.
4. Các tổ chức, cá nhân bị đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu, nếu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải được Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho phép sử dụng lại bằng văn bản sau khi đã khắc phục những hành vi vi phạm và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra, đánh giá.
5. Trong thời hạn bị đình chỉ, tổ chức, cá nhân không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn tạm đình chỉ tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày có văn bản đình chỉ, sau thời gian này nếu tổ chức, cá nhân không khắc phục những vi phạm, có báo cáo kết quả khắc phục, tài liệu chứng minh thì sẽ bị tước bỏ quyền sử dụng vĩnh viễn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?