Tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được quy định thế nào?

Xin cho hỏi: Thời gian tổ chức phổ biến thông tin thời sự, chính sách cho người đang chấp hành án phạt tù là khi nào? Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được quy định thế nào? Tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí cho phạm nhân là người chưa thành niên được đảm bảo bởi nguồn kinh phí lấy từ đâu? - Câu hỏi của anh Lâm (Hà Nội)

Thời gian tổ chức phổ biến thông tin thời sự, chính sách cho người đang chấp hành án phạt tù là khi nào?

Theo Điều 12 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT quy định như sau:

Tổ chức phổ biến thông tin thời sự, chính sách
Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp tổ chức phổ biến thông tin thời sự, chính sách cho phạm nhân; tổ chức cho phạm nhân xem chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình địa phương, xem video hoặc truyền hình cáp nội bộ, nghe Đài Tiếng nói Việt Nam hoặc hệ thống truyền thanh nội bộ, đọc báo Nhân dân vào thời gian thích hợp theo quy định của trại giam, trại tạm giam và cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Việc phổ biến thông tin thời sự, chính sách cho phạm nhân được tổ chức theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.

Căn cứ trên quy định các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp tổ chức phổ biến thông tin thời sự, chính sách cho phạm nhân được tổ chức theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.

Tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được quy định thế nào?

Tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ cho phạm nhân

Tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 13 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT quy định như sau:

Thời gian sinh hoạt, giải trí và hoạt động thư viện của phạm nhân
1. Ngoài thời gian lao động, học tập hàng ngày và trong các ngày nghỉ chủ nhật, ngày lễ, Tết, phạm nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, đọc sách, báo phù hợp với điều kiện trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và yêu cầu của công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
2. Tất cả nội dung, chương trình, tài liệu liên quan đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí của phạm nhân phải do Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét duyệt.
3. Tại các phân trại của trại giam được thành lập thư viện và tại các phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam, khu giam giữ phạm nhân phục vụ tại nhà tạm giữ được bố trí tủ đựng sách, báo cho phạm nhân đọc. Thư viện được trang bị bàn, ghế, tủ đựng sách, máy vi tính, các loại sách, báo, ấn phẩm khác phục vụ nhu cầu đọc sách, báo và giải trí cho phạm nhân.
Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với ngành Văn hóa, thể thao và du lịch nơi đơn vị đóng để được cung cấp, trao đổi các loại sách, báo cho phạm nhân đọc, đồng thời có thể tiếp nhận các loại sách, báo chuyên ngành phù hợp với yêu cầu giáo dục, học nghề của phạm nhân do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi. Các loại sách, báo, ấn phẩm trước khi cho phạm nhân đọc phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt kỹ về nội dung.
4. Thời gian sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được tăng gấp hai lần so với phạm nhân là người đã thành niên.

Theo đó căn cứ nêu trên thì ngoài thời gian lao động, học tập hàng ngày và trong các ngày nghỉ chủ nhật, ngày lễ, Tết, phạm nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, vui chơi, giải trí, đọc sách, báo phù hợp với điều kiện trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và yêu cầu của công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

Tất cả nội dung, chương trình, tài liệu liên quan đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí của phạm nhân phải do Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét duyệt.

Thời gian sinh hoạt văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được tăng gấp hai lần so với phạm nhân là người đã thành niên.

Như vậy, việc tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên sẽ được tăng thời gian gấp hai lần so với phạm nhân là người đã thành niên.

Nguồn kinh phí tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí cho phạm nhân là người chưa thành niên được lấy từ đâu?

Theo Điều 15 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT quy định như sau:

Kinh phí bảo đảm
1. Nguồn kinh phí cho việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân bao gồm:
a) Ngân sách Nhà nước bảo đảm trong dự toán kinh phí hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Trích kinh phí thu được từ kết quả lao động của phạm nhân theo quy định của pháp luật;
c) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, nguồn kinh phí tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí cho phạm nhân là người chưa thành niên được lấy từ những nguồn sau đây:

- Ngân sách Nhà nước bảo đảm trong dự toán kinh phí hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;

- Trích kinh phí thu được từ kết quả lao động của phạm nhân theo quy định của pháp luật;

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?
Pháp luật
Người yêu có được phép thăm gặp phạm nhân? Nếu được thì có cần Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết không?
Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam thăm phạm nhân không? Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân là gì?
Pháp luật
Phạm nhân phải xưng hô như thế nào trong trại giam? Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ ra sao?
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân được để kiểu tóc gì khi đi tù? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân tại cơ sở giam giữ?
Pháp luật
Khi nào phạm nhân được sử dụng buồng hạnh phúc? Những vật dụng được mang khi gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
1,224 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phạm nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào