Tổ chức sản xuất nông nghiệp thực hiện nuôi gia cầm được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp với mức hỗ trợ tối đa là bao nhiêu?

Tôi được biết hiện nay Nhà nước có quy định chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với những tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện. Vậy tổ chức tôi thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó có cả hoạt động nuôi gia cầm thì được hỗ trợ không? Nếu được thì mức hỗ trợ tối đa là bao nhiêu? Trường hợp có dịch bệnh về gia cầm (như dịch cúm H5N1) thì có thuộc nhóm rủi ro được hỗ trợ không? Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ đâu?

Vật nuôi là gia cầm có thuộc đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp không?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp gồm:

"Điều 18. Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ
1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả, rau.
2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra."

Theo đó, một trong những đối tượng được bảo hiểm bao gồm vật nuôi là gia cầm.

Hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với tổ chức sản xuất noogn nghiệp

Hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với tổ chức sản xuất nông nghiệp

Tổ chức sản xuất nông nghiệp thực hiện nuôi gia cầm được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp với mức hỗ trợ tối đa là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp trong từng trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 19. Mức hỗ trợ
1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
2. Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp."

Như vậy, tổ chức sản xuất nông nghiệp có chăn nuôi gia cầm nếu sản xuất theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường thì sẽ được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Dịch bệnh ở động vật có được xem là một trong những rủi ro được bảo hiểm hỗ trợ hay không?

Rủi ro dịch bệnh được bảo hiểm hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 58/2018/NĐ-CP bao gồm:

"Điều 20. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ
...
2. Rủi ro dịch bệnh, bao gồm:
a) Dịch bệnh động vật:
- Dịch bệnh động vật trên cạn: Các bệnh truyền nhiễm của động vật trên cạn theo danh mục bệnh động vật phải công bố dịch (bao gồm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa người và động vật) do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thú y.
- Dịch bệnh động vật thủy sản: Các bệnh của động vật thủy sản theo danh mục bệnh phải công bố dịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thú y.
b) Dịch hại thực vật: Sinh vật gây hại thực vật có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây hại nghiêm trọng đối với thực vật theo quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

Theo quy định trên, dịch bệnh đối với động vật trên cạn (gia cầm) gồm các bệnh truyền nhiễm của động vật trên cạn theo danh mục bệnh động vật phải công bố dịch (bao gồm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa người và động vật) do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thú y.

Việc xác nhận bệnh trong trường hợp chưa đủ điều kiện công bố dịch để xác định sự kiện bảo hiểm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BNNPTNT cụ thể như sau:

"Điều 4. Hướng dẫn xác nhận bệnh động vật khi chưa đủ điều kiện công bố dịch để xác định sự kiện bảo hiểm
1. Việc xác nhận bệnh động vật khi chưa đủ điều kiện công bố dịch để xác định sự kiện bảo hiểm được quy định như sau:
a) Đối với bệnh động vật trên cạn: Sử dụng một trong những báo cáo dịch bệnh động vật quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều 7 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn là căn cứ để xác định sự kiện bảo hiểm.
b) Đối với bệnh động vật thủy sản: Sử dụng một trong những báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại các điểm c, d khoản 1, các khoản 3, 4 Điều 5 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản hoặc báo cáo dịch bệnh thủy sản quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là căn cứ để xác định sự kiện bảo hiểm.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hoặc doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện hoặc cấp tỉnh để xác định sự kiện bảo hiểm trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp."

Nguồn kinh phí hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được lấy từ đâu?

Tại Điều 23 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, nguồn kinh phí hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được quy định như sau:

"Điều 23. Nguồn kinh phí hỗ trợ
1. Kinh phí hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp được bảo đảm từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
2. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp thực hiện theo quy định về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội."

Có thể thấy, nguồn của kinh phí hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp gồm: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Bảo hiểm nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nuôi tôm thẻ chân trắng có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Pháp luật
Có được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp đối với công ty về trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát rủi ro trong bảo hiểm nông nghiệp là gì? Người mua bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm gì về kiểm soát rủi ro?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cây cao su có thuộc đối tượng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa? Cá nhân trồng cây lúa bị dịch bệnh thì được hỗ trợ không?
Pháp luật
Nuôi heo có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Heo tai xanh có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Pháp luật
Nuôi tôm sú có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Địa bàn nào nuôi tôm sú được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm nông nghiệp
601 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm nông nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào