Tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm báo cáo định kỳ trong hoạt động tiền chất thuốc nổ với cơ quan nào?
- Trách nhiệm của tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ được quy định thế nào?
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm báo cáo định kỳ trong hoạt động tiền chất thuốc nổ với cơ quan nào?
- Tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm báo cáo đột xuất với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp nào?
Trách nhiệm của tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 51 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng tiền chất thuốc nổ như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng tiền chất thuốc nổ
1. Tổ chức, doanh nghiệp duy trì đủ điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng tiền chất thuốc nổ và có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại tiền chất thuốc nổ trong thời hạn 05 năm;
b) Báo cáo định kỳ, báo cáo trong trường hợp đột xuất;
c) Bảo đảm quy định về an toàn trong sử dụng, cất trữ, bảo quản, xử lý hóa chất bị thải bỏ đối với hóa chất nguy hiểm theo quy định của Luật Hóa chất.
2. Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ chỉ được mua tiền chất thuốc nổ trong danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam từ tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ hợp pháp; bán lại tiền chất thuốc nổ không sử dụng hết cho tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ hợp pháp.
3. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy chứng nhận và chỉ được mua, bán tiền chất thuốc nổ trong danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ bao gồm những trách nhiệm được quy định tại Điều 51 nêu trên. Trong đó có trách nhiệm báo cáo định kỳ, báo cáo trong trường hợp đột xuất.
Tiền chất thuốc nổ (Hình từ Internet)
Tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm báo cáo định kỳ trong hoạt động tiền chất thuốc nổ với cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 13/2018/TT-BCT, khoản 5 Điều 1 Thông tư 31/2020/TT-BCT quy định về báo cáo định kỳ trong hoạt động tiền chất thuốc nổ như sau:
Báo cáo định kỳ
...
2. Báo cáo định kỳ trong hoạt động tiền chất thuốc nổ
a) Tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ báo cáo Bộ Công Thương tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo sáu tháng, trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo năm theo quy định tại Mẫu 1, Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ báo cáo Sở Công Thương về tình hình sử dụng tiền chất thuốc nổ trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 05 tháng 01 đối với báo cáo năm theo quy định tại Mẫu 2, Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất thuốc nổ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện báo cáo theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này và cơ quan được Bộ Quốc phòng giao quản lý vật liệu nổ công nghiệp.
...
Theo quy định trên, tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ báo cáo Bộ Công Thương tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo sáu tháng, trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo năm theo quy định tại Mẫu 1, Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ báo cáo Sở Công Thương về tình hình sử dụng tiền chất thuốc nổ trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 05 tháng 01 đối với báo cáo năm theo quy định tại Mẫu 2, Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất thuốc nổ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện báo cáo nêu trên và cơ quan được Bộ Quốc phòng giao quản lý vật liệu nổ công nghiệp.
Tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ có trách nhiệm báo cáo đột xuất với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 13/2018/TT-BCT, khoản 5 Điều 1 Thông tư 31/2020/TT-BCT về báo cáo đột xuất như sau:
Báo cáo đột xuất
1. Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ báo cáo đột xuất với cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
a) Báo cáo Công an cấp huyện và Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện: Xảy ra xâm nhập trái phép khu vực tồn trữ vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, mất cắp, thất thoát hoặc xảy ra tai nạn, sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
b) Báo cáo Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong vòng 48 giờ khi chấm dứt hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
c) Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện báo cáo theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này và cơ quan được Bộ Quốc phòng giao quản lý vật liệu nổ công nghiệp.
3. Nội dung báo cáo đột xuất theo quy định tại Mẫu 4, Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ báo cáo đột xuất với Công an cấp huyện và Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động tiền chất thuốc nổ trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện: Xảy ra xâm nhập trái phép khu vực tồn trữ tiền chất thuốc nổ, mất cắp, thất thoát hoặc xảy ra tai nạn, sự cố trong hoạt động tiền chất thuốc nổ.
Và báo cáo đột xuất Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong vòng 48 giờ khi chấm dứt hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Đồng thời tổ chức hoạt động tiền chất thuốc nổ thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?