Tổ chức phát hành thẻ phải áp dụng tối thiểu mấy hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng?
- Tổ chức phát hành thẻ phải áp dụng tối thiểu mấy hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng?
- Tổ chức phát hành thẻ phải có những biện pháp nào để xử lý rủi ro phát sinh trong hoạt động phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng?
- Thẻ ngân hàng chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi nào?
Tổ chức phát hành thẻ phải áp dụng tối thiểu mấy hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng?
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 19 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Tra soát, xử lý khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ
1. Khi phát hiện có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót về giao dịch thẻ, chủ thẻ có quyền yêu cầu TCPHT tra soát. TCPHT quy định cụ thể thời hạn chủ thẻ được quyền đề nghị tra soát, khiếu nại đối với TCPHT không ít hơn 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đề nghị tra soát, khiếu nại.
2. TCPHT có trách nhiệm xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại của chủ thẻ đảm bảo tuân thủ tối thiểu các quy định sau:
a) Áp dụng tối thiểu hai hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại qua tổng đài điện thoại (có ghi âm, hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần) và qua các điểm giao dịch hợp pháp của TCPHT; đảm bảo xác thực những thông tin cơ bản mà chủ thẻ đã cung cấp cho TCPHT;
b) Ban hành mẫu đề nghị tra soát, khiếu nại (văn bản giấy và điện tử) để chủ thẻ sử dụng khi đề nghị tra soát, khiếu nại. Trường hợp tiếp nhận thông tin qua tổng đài điện thoại hoặc kênh trực tuyến, TCPHT yêu cầu chủ thẻ cung cấp các thông tin cần thiết để xác minh khách hàng, có biện pháp lưu trữ thông tin khách hàng cung cấp làm căn cứ để xử lý tra soát, khiếu nại. Trường hợp ủy quyền cho người khác đề nghị tra soát, khiếu nại, chủ thẻ thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức phát hành thẻ phải áp dụng tối thiểu 02 hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng qua tổng đài điện thoại (có ghi âm, hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần) và qua các điểm giao dịch hợp pháp của tổ chức phát hành thẻ.
Tổ chức phát hành thẻ phải áp dụng tối thiểu mấy hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ ngân hàng? (Hình từ Internet)
Tổ chức phát hành thẻ phải có những biện pháp nào để xử lý rủi ro phát sinh trong hoạt động phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng?
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 17 Thông tư 18/2024/TT-NHNN thì tổ chức phát hành thẻ phải xác định các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng và biện pháp xử lý rủi ro tương ứng.
Theo đó, biện pháp xử lý rủi ro phát sinh trong hoạt động phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng bao gồm:
(1) Quy định về phạm vi, hạn mức giao dịch theo các mức độ rủi ro phân theo đối tượng khách hàng trong đó có quy định cụ thể biện pháp quản lý rủi ro với đối tượng khách hàng chưa đủ 18 tuổi;
(2) Các trường hợp phải thực hiện cập nhật, xác minh lại thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm các trường hợp sau đây:
- Khách hàng có các dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;
- Tổ chức phát hành thẻ có cơ sở nghi ngờ tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, thông tin, dữ liệu của khách hàng đã thu thập khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ;
- Thông tin của chủ thẻ có trong danh sách nghi ngờ gian lận, lừa đảo của Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước hoặc danh sách khách hàng liên quan nghi ngờ gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật đã được Bộ Công an và cơ quan chức năng khác cung cấp (nếu có);
-Thông tin về thẻ, chủ thẻ sai lệch, không phù hợp thông tin, dữ liệu của cơ quan chức năng;
(3) Các trường hợp từ chối hoặc tạm dừng giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử.
Thẻ ngân hàng chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi nào?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN thì thẻ ngân hàng chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ với:
(1) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(2) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
(3) Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
(4) Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?