Tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam có phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển không?
- Tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam có phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển không?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa phải có quyền sử dụng hợp pháp bao nhiêu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam?
- Hàng hóa vận chuyển nội địa bằng đường biển có bắt buộc phải được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam không?
Tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam có phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển không?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP thì:
Hiện nay, điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam cụ thể như sau:
- Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc tàu biển được đăng ký tại Việt Nam thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số thuyền viên nước ngoài không được vượt quá 1/3 định biên của tàu biển; đồng thời, thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất của tàu biển đó phải là công dân Việt Nam.
Đối với quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển thì đã được bãi bỏ bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP.
Như vậy, hiện nay, tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam thì không cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển.
Tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam có phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa phải có quyền sử dụng hợp pháp bao nhiêu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa:
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa
Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa phải có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Hàng hóa vận chuyển nội địa bằng đường biển có bắt buộc phải được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 8 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quyền vận tải biển nội địa:
Quyền vận tải biển nội địa
1. Hàng hóa, hành khách và hành lý vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển nội địa bằng đường biển phải đáp ứng điều kiện do Chính phủ quy định.
2. Việc vận chuyển nội địa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lý bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này không có đủ khả năng vận chuyển;
b) Vận chuyển hành khách và hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó;
c) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thẩm quyền, thủ tục cấp phép cho tàu biển quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, hàng hóa, hành khách và hành lý vận chuyển nội địa bằng đường biển được chuyên chở bằng tàu biển Việt Nam.
Ngoài ra, trong hoạt động hàng hải phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.
- Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?