Tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì phải thông báo bằng văn bản với ai?
- Tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì phải thông báo bằng văn bản với ai?
- Tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt thế nào?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền là gì?
Tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì phải thông báo bằng văn bản với ai?
Theo điểm c khoản 4 Điều 20 Luật Chăn nuôi 2018 quy định trường hợp tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất (Hình từ Internet)
Tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt thế nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi như sau:
Vi phạm quy định về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu xác nhận về chất lượng giống, mục đích sử dụng để nhân giống, tạo giống.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu tinh, phôi từ lần thứ hai của cùng cá thể giống mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu;
b) Nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi nhập khẩu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
...
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, trường hợp tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền là gì?
Theo điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm như sau:
Vi phạm quy định về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái xuất giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp không thể tái xuất thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng;
b) Buộc tái xuất đực giống, tinh, phôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; trường hợp không thể tái xuất thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đực giống và buộc tiêu hủy đối với tinh, phôi.
Theo đó, trường hợp tổ chức nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì buộc tái xuất đực giống; trường hợp không thể tái xuất thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đực giống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?