Tổ chức nghiên cứu nước ngoài muốn gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện phải thực hiện xin gia hạn trong bao lâu? Hồ sơ xin gia hạn gồm những gì?

Tổ chức nghiên cứu nước ngoài muốn gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện phải thực hiện xin gia hạn trong bao lâu? Hồ sơ xin gia hạn gồm những gì? Việc thực hiện gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện được thực hiện thế nào? - Câu hỏi của anh Thanh (Tiền Giang)

Tổ chức nghiên cứu nước ngoài muốn gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện phải thực hiện xin gia hạn trong bao lâu?

Gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài

Gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 9 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Thời hạn Giấy phép được quy định trên cơ sở đề nghị của Tổ chức nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động của các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu của Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu gia hạn, tổ chức nước ngoài làm đơn gửi Bộ Ngoại giao ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn.

Theo đó, nếu có nhu cầu gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện, tổ chức nước ngoài cần làm đơn gửi Bộ Ngoại giao ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn.

* Lưu ý: Thời hạn Giấy phép được quy định trên cơ sở đề nghị của tổ chức nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động của các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện gồm những gì, nộp ở đâu?

* Về hồ sơ xin gia hạn

Tại khoản 4 Mục II Thông tư 10/2005/TT-BNG quy định hồ sơ xin gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài bao gồm:

- Đơn xin gia hạn Giấy phép với những nội dung chính sau:

+ Tên đầy đủ, địa chỉ của Văn phòng đại diện.

+ Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (số, ngày và cơ quan cấp).

+ Mục tiêu, nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép.

+ Lý do sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Giấy phép.

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Giấy phép.

- Các tài liệu giải trình kèm theo nhằm đảm bảo tính khả thi của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Giấy phép. Cụ thể:

+ Hồ sơ về nơi dự kiến làm trụ sở mới của Văn phòng đại diện nếu là thay đổi trụ sở.

+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Trưởng Văn phòng đại diện mới nếu là thay đổi Trưởng Văn phòng đại diện.

+ Văn bản các chương trình, dự án hoặc văn bản cam kết sửa đổi hoặc bổ sung về hợp tác giữa tổ chức nước ngoài với cơ quan chủ quản Việt Nam nếu mở rộng phạm vi và thời hạn hoạt động của Văn phòng đại diện.

* Về nơi nộp hồ sơ

Theo quy định tại khoản 1 Mục III Thông tư 10/2005/TT-BNG thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài xin gia hạn Giấy phép lập Văn phòng đại diện phải làm 03 (Ba) bộ hồ sơ nêu trên và nộp trực tiếp cho Bộ Ngoại giao (Vụ các Tổ chức Quốc tế).

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có sổ theo dõi và trao giấy biên nhận khi nhận đầy đủ các hồ sơ hợp lệ.

Việc gia hạn Giấy phép lập văn phòng đại diện của tổ chức nghiên cứu nước ngoài được thực hiện thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Mục III Thông tư 10/2005/TT-BNG thì trước khi ban hành quyết định theo thẩm quyền, Bộ Ngoại giao lấy ý kiến của cơ quan chủ quản Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa phương nơi đặt VPĐD trong trường hợp xin gia hạn Giấy phép.

Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau, Bộ Ngoại giao sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phê duyệt gia hạn Giấy phép.

Bộ Ngoại giao thông báo kết quả xét duyệt tới tổ chức nước ngoài liên quan trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các hồ sơ hợp lệ.

Tại khoản 2 Mục IV Thông tư 10/2005/TT-BNG quy định về việc Bộ Ngoại giao lấy ý kiến của các cơ quan khác như sau:

IV. CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BỘ NGOẠI GIAO, CƠ QUAN CHỦ QUẢN, UBND TỈNH/THÀNH PHỐ NƠI TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI XIN LẬP VPĐD VÀ CÁC BỘ, CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG VIỆC CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP
...
2. Sau ghi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức nước ngoài về xin cấp, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép, Bộ Ngoại giao sẽ lấy ý kiến cơ quan chủ quản Việt Nam, UBND tỉnh/thành phố nơi tổ chức nước ngoài đã hoặc sẽ xin lập VPĐD và các Bộ, cơ quan liên quan bằng văn bản về các vấn đề sau:
a) Tình hình hoạt động của tổ chức nước ngoài có liên quan tại địa phương và ý kiến của UBND tỉnh/thành phố nơi tổ chức nước ngoài đã hoặc sẽ xin lập VPĐD.
b) Tình hình hoạt động của tổ chức nước ngoài có các chương trình, dự án liên quan tới Bộ, ngành mình và ý kiến của cơ quan chủ quản Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan về đề nghị lập VPĐD, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép của tổ chức nước ngoài; xác minh các yếu tố về nhân thân và thái độ chính trị của người dự kiến làm Trưởng VPĐD tại Việt Nam.
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến, cơ quan chủ quản Việt Nam, UBND tỉnh/thành phố nơi tổ chức nước ngoài đã hoặc sẽ xin lập VPĐD các Bộ, cơ quan liên quan có ý kiến trả lời Bộ Ngoại giao bằng văn bản về nhưng vấn đề nêu trên.
Văn phòng đại diện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động khi sử dụng 10 người lao động trở lên không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có bị thu hồi quyết định thành lập khi hồ sơ đề nghị thành lập có thông tin sai sự thật không?
Pháp luật
Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài buộc phải luôn có mặt tại Việt Nam trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có được phép tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại văn phòng không?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp tư nhân đặt tại địa bàn nào thì không phải nộp lệ phí môn bài?
Pháp luật
Tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể dùng ngôn ngữ nước ngoài hay không theo quy định?
Pháp luật
Doanh nghiệp tư nhân có được thành lập văn phòng đại diện không? Nếu có thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn phòng đại diện
409 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn phòng đại diện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào