Tổ chức nào sẽ thử nghiệm dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương?
- Tổ chức nào sẽ thử nghiệm dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương?
- Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam nào thì không cần thực hiện việc dán nhãn năng lượng?
Tổ chức nào sẽ thử nghiệm dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:
Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
1. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng bao gồm: tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất); tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).
...
Theo đó, tổ chức sẽ thử nghiệm dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương gồm:
- Tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất);
- Tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).
Dán nhãn năng lượng (Hình từ Internet)
Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:
Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
...
2. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng phải đáp ứng Điều kiện sau:
a) Tổ chức thử nghiệm trong nước là tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Chương II Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
b) Tổ chức thử nghiệm nước ngoài là tổ chức thử nghiệm được công nhận theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
3. Căn cứ để thử nghiệm, đánh giá hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị là các TCVN hoặc các quy định của Bộ Công Thương tương ứng.
4. Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
5. Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.
Như vậy, tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Tổ chức thử nghiệm trong nước là tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Chương II Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Tổ chức thử nghiệm nước ngoài là tổ chức thử nghiệm được công nhận theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
Các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam nào thì không cần thực hiện việc dán nhãn năng lượng?
Theo Mục 2 Công văn 5010/TCHQ-GSQL năm 2017 hướng dẫn như sau:
Đối với việc kiểm tra hiệu suất năng lượng cho các phương tiện, thiết bị không phải dán nhãn năng lượng theo quy định tại Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công Thương:
Trừ các trường hợp tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa gia công phục vụ 100% xuất khẩu (không sử dụng trong nước) và các hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân; các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu phi thương mại phải đảm bảo có hiệu suất năng lượng trên mức tối thiểu.
Như vậy, các phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam nhưng không cần thực hiện việc dán nhãn năng lượng gồm: các trường hợp tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa gia công phục vụ 100% xuất khẩu (không sử dụng trong nước) và các hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?