Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định?
Có bắt buộc phải ghi rõ cơ cấu nguồn vốn trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không?
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 quy định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu
...
3. Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt. Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
a) Đối với mỗi gói thầu phải xác định cụ thể hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế; áp dụng hoặc không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng;
b) Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
...
Theo quy định trên, đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt.
Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.
Như vậy, phải ghi rõ cơ cấu nguồn vốn trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Có bắt buộc phải ghi rõ cơ cấu nguồn vốn trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không? (Hình từ Internet)
Chưa xác định được nguồn vốn thực hiện dự án thì có tổ chức lựa chọn nhà thầu được không?
Căn cứ khoản 9 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
...
9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
2. Thông thầu.
3. Gian lận trong đấu thầu.
4. Cản trở hoạt động đấu thầu.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
7. Chuyển nhượng thầu trái phép.
Theo các quy định trên thì việc tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn là hành vi bị nghiêm cấm.
Dó đó, khi chưa xác định được nguồn vốn thực hiện dự án thì không được tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.
Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Như đã phân tích ở trên thì không được tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn thực hiện dự án.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể:
Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, theo quy định, đối với hành vi tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà mức truy cứu sẽ có sự khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?