Tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?
Ai có trách nhiệm lựa chọn người tham gia và thành lập tổ soạn thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân?
Ai có trách nhiệm lựa chọn người tham gia và thành lập tổ soạn thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:
Soạn thảo nội dung hương ước, quy ước
Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như sau:
1. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước.
2. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước bao gồm các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm sống và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Tổ soạn thảo phải có thành viên là già làng, trưởng bản và người biết tiếng dân tộc.
3. Theo sự điều hành của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 và lấy ý kiến, thông qua, chuẩn bị hồ sơ công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
Theo quy định trên thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân.
Việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?
Việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:
Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước
1. Dự thảo hương ước, quy ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, bảng tin công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc địa điểm khác bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư tiếp cận, tìm hiểu và góp ý. Thời hạn niêm yết do cộng đồng dân cư quyết định nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày niêm yết.
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;
b) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
c) Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;
d) Lấy ý kiến trong cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư hoặc hình thức phù hợp khác.
Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.
3. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố có thể lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản.
4. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước có trách nhiệm tổng hợp, hoàn thiện dự thảo hương ước, quy ước trên cơ sở ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy, việc tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức sau:
- Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;
- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
- Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;
- Lấy ý kiến trong cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư hoặc hình thức phù hợp khác.
Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.
Ai có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư?
Thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước của cộng đồng dân quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:
Công nhận hương ước, quy ước
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước.
2. Hương ước, quy ước được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm vi nội dung, hình thức phù hợp với quy định tại các điều 5 và 6 Nghị định này;
b) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại các điều 4, 7, 8, 9 và 10 Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo quy định tại các điều 20 và 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định sau:
a) Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu;
…
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?