Tổ chức kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám trong hội trường được cơ quan nhà nước trang trí như thế nào?
Ngày Cách mạng Tháng Tám có phải là ngày lễ lớn trong nước không?
Theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định Ngày Cách mạng Tháng Tám là ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày Cách mạng Tháng Tám 19/8 hằng năm được xem là ngày lễ lớn trong nước.
Ngoài ra nước ta còn có các ngày lễ lớn khác như:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Ngày Cách mạng Tháng Tám (Hình từ Internet)
Tổ chức kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám trong hội trường được cơ quan nhà nước trang trí như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định cụ thể:
Trang trí buổi lễ
...
2. Tổ chức trong hội trường:
a) Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);
b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên);
c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;
d) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;
đ) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;
e) Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;
g) Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.
...
Theo đó, tổ chức kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám trong hội trường được cơ quan nhà nước trang trí như sau:
- Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);
- Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên);
- Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;
- Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;
- Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;
- Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;
- Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.
Thời gian biểu diễn nghệ thuật trong lễ kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám không quá bao nhiêu phút?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định cụ thể:
Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi
1. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải phù hợp với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải được ghi rõ trong giấy mời.
2. Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Theo đó, trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải phù hợp với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải được ghi rõ trong giấy mời.
Bên cạnh đó không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo).
Không tổ chức chiêu đãi, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 145/2013/NĐ-CP.
Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
Khách mời tham dự kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám vào năm lẻ 5 được khuyến khích mặc trang phục như thế nào? Tại đây.
Kỷ niệm năm tròn của ngày Cách mạng tháng Tám là gì? Cơ quan nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám vào năm tròn như thế nào? Tại đây.
Kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám vào ngày 19/8 được tổ chức như thế nào theo quy định hiện nay? Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời gian xác nhận tham dự cuộc họp được quy định như thế nào?
- Tàu bay vi phạm phép bay là gì? Tàu bay vi phạm phép bay thì bị tàu bay của Quân đội nhân dân Việt Nam bay kèm đúng không?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử truyền thống đảng bộ huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai tuần 2 mới nhất? Giải nhất Cuộc thi là bao nhiêu?
- Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị phạt bao nhiêu tiền?