Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động nào?
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động sau thì phải được cấp Giấy phép kinh doanh:
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách; báo và tạp chí;
- Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn;
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách; báo và tạp chí;
- Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì một số doanh nghiệp sau cũng phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nếu phát sinh các hoạt động kể trên, bao gồm:
- Doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư; và
- Doanh nghiệp có cơ sở bản lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
2. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
3. Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:
a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
c) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Như vậy, Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Lưu ý: Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính phải lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:
- Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
- Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp Giấy phép kinh doanh trong trường hợp nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 21 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về từ chối cấp Giấy phép kinh doanh:
Theo đó, ngoài các trường hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp Giấy phép kinh doanh trong trường hợp sau:
(1) Thời hạn hoạt động của dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã hết.
(2) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?