Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ hàng hóa thứ nhất thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa khi nào?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ hàng hóa thứ nhất thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Việc xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa khi nào?
Việc đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
...
2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
4. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
5. Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư phải đáp ứng điều kiện và thực hiện: Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động phải cấp Giấy phép kinh doanh; thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ khi lập cơ sở bán lẻ, theo quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ hàng hóa thứ nhất thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ hàng hóa thứ nhất được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ
1. Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất
a) Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
b) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
c) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
2. Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất
a) Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
- Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ hàng hóa thứ nhất thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
(2) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
(3) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
Việc xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa được quy định tại Điều 25 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
a) Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia;
b) Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam;
c) Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam;
d) Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam;
đ) Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, việc xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hàng hóa được thực hiện dựa trên những căn cứ cụ thể như sau:
(1) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, căn cứ vào: Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
(2) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, căn cứ vào:
- Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia;
- Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam;
- Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam;
- Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam;
- Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?