Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bị đình chỉ hoạt động khi không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch không?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bị đình chỉ hoạt động khi không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch khi thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch phải thông báo cho cơ quan nào?
- Việc bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào?
Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bị đình chỉ hoạt động khi không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch không?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP; được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:
Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên đây là mức phạt trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không bị đình chỉ hoạt động khi không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch mà có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có bị đình chỉ hoạt động khi không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch không? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch khi thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch phải thông báo cho cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 53 Luật Du lịch 2017 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch; cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
...
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;
b) Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
c) Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
đ) Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
e) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi có sự thay đổi về địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch.
Việc bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào?
Việc bảo vệ môi trường du lịch được quy định tại Điều 8 Luật Du lịch 2017; cụ thể như sau:
- Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
- Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?