Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là gì? Cơ quan nào là đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới?
- Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là gì? Cơ quan nào là đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới?
- Việc chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? Ngày Khí tượng thế giới là ngày nào?
- Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường có trụ sở ở đâu?
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là gì? Cơ quan nào là đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới?
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.
Năm 2004 có 187 thành viên (quốc gia và vùng lãnh thổ).
Về tầm nhìn của WMO là cung cấp cho lãnh đạo trên thế giới những vấn đề chuyên môn và hợp tác quốc tế về thời tiết, khí hậu, thủy văn, tài nguyên nước và các vấn đề liên quan đến môi trường, góp phần vào sự an toàn và phúc lợi cho người dân trên toàn thế giới và vì lợi ích kinh tế và phát triển các quốc gia.
Mục đích của WMO là bảo đảm hợp tác quốc tế và tương trợ kĩ thuật trong việc thiết lập hệ thống các trạm quan trắc khí tượng, các trạm quan trắc vật lí địa cầu, trao đổi các thông tin về khí tượng, nhất thể hoá các quy tắc kỹ thuật về khí tượng…
Về cơ cấu tổ chức WMO bao gồm
- Đại hội đồng: Đại hội đồng gồm tất cả các thành viên của tổ chức bốn năm họp một lần tại trụ sở của WMO (Giơnevơ).
Trưởng đoàn phải là người đứng đầu Cơ quan Khí tượng - Thuỷ văn quốc gia.
Chức năng của Đại hội đồng là:
+ Đề ra các biện pháp chung nhằm thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích của Tổ chức đã đề ra;
+ Xem xét các khuyến nghị của các nước thành viên về các vấn đề liên quan đến thẩm quyển của tổ chức;
+ Xem xét các báo cáo của Hội đồng Chấp hành, quyết định việc thành lập các Hội khu vực, các Uỷ ban kỹ thuật, các vấn đề về tài chính, ngân sách và pháp lý v.v; bầu Ban lãnh đạo của Tổ chức.
Các Hội khu vực: WMO có sáu tổ chức khu vực và được chia theo vị trí địa lý, cụ thể như sau:
+ Khu vực 1: châu Phi
+ Khu vực 2: châu Á
+ Khu vực 3: Nam Mỹ
+ Khu vực 4: Bắc và Trung Mỹ
+ Khu vực 5: Tây Nam Thái Bình Dương
+ Khu vực 6: châu Âu.
Việt Nam tham gia Tổ chức Khí tượng thế giới từ ngày 08 tháng 7 năm 1975.
Căn cứ tại khoản 9 Điều 2 Quyết định 10/2023/QĐ-TTg về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Khí tượng Thủy văn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về hợp tác quốc tế:
a) Quản lý, hướng dẫn việc trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn; làm đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Ủy ban Bão, Tiểu ban Khí tượng vật lý địa cầu ASEAN (ASCMG); làm đầu mối tham gia các diễn đàn quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Hợp tác với các tổ chức quốc tế về trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về khí tượng thủy văn;
đ) Tổ chức, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế khác về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền.
Như vậy, Tổng cục Khí tượng Thủy văn làm đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là gì? Cơ quan nào là đầu mối quốc gia tham gia Tổ chức Khí tượng Thế giới? (Hình từ Internet)
Việc chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? Ngày Khí tượng thế giới là ngày nào?
Ngày 23/3/1950, Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) với tiền thân là Tổ chức Khí tượng Quốc tế (International Meteorological Organization – IMO, được thành lập năm 1873) đã lấy ngày 23 tháng 3 hàng năm làm ngày Khí tượng Thế giới.
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 3499/QĐ-BTNMT năm 2017 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Ngày Đất ngập nước thế giới, Ngày Trái đất, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và các sự kiện quốc gia, quốc tế khác về tài nguyên và môi trường ở trong và ngoài nước theo phân công của Bộ trưởng.
Việc chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới thuộc trách nhiệm của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường theo quy định.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường có trụ sở ở đâu?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 3499/QĐ-BTNMT năm 2017 thì Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn về truyền thông tài nguyên và môi trường.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường là đơn vị dự toán cấp III, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?