Tổ chức khai thác khoáng sản chỉ lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng 1 lần vào lúc bắt đầu xây dựng mỏ khai thác khoáng sản được không?
- Tổ chức khai thác khoáng sản chỉ lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng 1 lần vào lúc bắt đầu xây dựng mỏ khai thác khoáng sản được không?
- Lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khi khai thác khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng sau khi lập được lưu trữ ở đâu?
Tổ chức khai thác khoáng sản chỉ lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng 1 lần vào lúc bắt đầu xây dựng mỏ khai thác khoáng sản được không?
Thời điểm lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng và thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản khi tiến hành khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ; trong quá trình khai thác cho đến khi kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ). Thông tin, số liệu để lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản hàng năm được cập nhật đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm và thực hiện theo quy định như sau:
+ Tối thiểu 1 năm một lần đối với khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường với công suất được phép khai thác nhỏ hơn 50.000 m3 khoáng sản nguyên khai/năm;
+ Tối thiểu 6 tháng một lần đối với các loại khoáng sản còn lại.
- Trên cơ sở cập nhật thông tin, số liệu của bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tiến hành thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác; đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản khai thác thực tế so với kết quả thăm dò đã được phê duyệt.
- Thời điểm thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản là kỳ cuối cùng trong năm báo cáo. Số liệu thống kê, kiểm kê tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm, phù hợp với kỳ lập báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản. Báo cáo thống kê, kiểm kê theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Có thể thấy, pháp luật hiện hành đã quy định rõ việc tổ chức khai thác khoáng sản phải lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản không chỉ từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ mà còn phải thực hiện xuyên suốt quá trình khai thác đến khi kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ).
Do đó, việc công ty bạn muốn lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng chỉ 1 lần vào lúc bắt đầu xây dựng mỏ khai thác khoáng sản là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng
Lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khi khai thác khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu gì?
Yêu cầu chung khi lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng theo Điều 5 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT cụ thể như sau:
(1) Việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bản đồ hiện trạng được lập trên nền bản đồ địa hình hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục, múi chiếu phù hợp với bản đồ khu vực khai thác khoáng sản kèm theo Giấy phép khai thác khoáng sản; phải bảo đảm thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định về đo vẽ bản đồ, thông tin liên quan đến các thân khoáng sản đang khai thác thuộc khu vực được phép khai thác tại thời điểm thành lập. Bản đồ có tỷ lệ là 1:1.000 hoặc 1:2.000 hoặc 1:5.000;
b) Bản vẽ mặt cắt hiện trạng được lập có cùng tỷ lệ hoặc lớn hơn tỷ lệ của bản đồ hiện trạng và phải thể hiện được các thông tin về hình thái, thế nằm và cấu trúc địa chất của các thân khoáng sản đang khai thác tại thời điểm thành lập;
c) Bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng phải thể hiện bằng hình thức văn bản giấy và lưu trữ dưới dạng số hóa; phải phản ánh trung thực các thông tin, số liệu thực tế tại thời điểm thành lập. Ký hiệu, hình thức, nội dung của các yếu tố trên bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng phải thể hiện thống nhất với bản vẽ, mặt cắt trong báo cáo thăm dò khoáng sản, dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt theo quy định.
(2) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trực tiếp lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ. Trường hợp thuê lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng thì đơn vị hợp đồng đo đạc phải có chức năng, điều kiện đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng.
Bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng sau khi lập được lưu trữ ở đâu?
Việc lưu trữ bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng và thông tin, tài liệu liên quan và sổ sách, chứng từ, thông tin, số liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế được quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lưu trữ, bảo quản bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng; báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác và các thông tin, tài liệu khác theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật liên quan; sổ sách, chứng từ, thông tin, số liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế dưới được lưu trữ bằng hình thức văn bản giấy và tài liệu lưu trữ điện tử, số hóa.
- Hồ sơ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này phải được lưu giữ, bảo quản tại văn phòng nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, đồng thời lưu trữ bản sao tại trụ sở làm việc của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
- Các tài liệu lưu trữ ở dạng văn bản giấy bao gồm:
+ Bản đồ hiện trạng;
+ Bản vẽ mặt cắt hiện trạng;
+ Tài liệu về thông tin thay đổi chất lượng, trữ lượng khoáng sản, hình thái thân khoáng sản trong kỳ lập bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng;
+ Báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại;
+ Sổ sách, chứng từ, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế;
+ Báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản.
- Toàn bộ thông tin, tài liệu nêu tại khoản 3 Điều này phải được lưu trong ổ cứng máy tính hoặc các vật mang tin khác (đĩa CD, USB, ổ cứng ngoài).
Như vậy, khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức khai thác phải lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng theo những quy định về yêu cầu, thời điểm và lưu trữ cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?