Tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc nhằm mục đích gì? Thành phần Ban Chỉ đạo Hội thi?
Tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc nhằm mục đích gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Mục đích và yêu cầu của Hội thi
1. Mục đích Hội thi
a) Nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên: đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện giảng viên học tập, trải nghiệm và trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm, tăng cường đoàn kết, hợp tác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
b) Phát hiện, công nhận, tuyên dương và tổng kết, phổ biến những mô hình, phương thức tổ chức đào tạo, giảng dạy và kiểm tra đánh giá hiệu quả trong giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
c) Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của trường và của ngành; khuyến khích giảng viên tự rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp;
d) Là căn cứ đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên, làm cơ sở để các cơ quan quản lý, các nhà trường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
...
Căn cứ trên quy định tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc nhằm mục đích:
- Nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên: đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện giảng viên học tập, trải nghiệm và trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm, tăng cường đoàn kết, hợp tác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
- Phát hiện, công nhận, tuyên dương và tổng kết, phổ biến những mô hình, phương thức tổ chức đào tạo, giảng dạy và kiểm tra đánh giá hiệu quả trong giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
- Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của trường và của ngành; khuyến khích giảng viên tự rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp;
- Là căn cứ đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên, làm cơ sở để các cơ quan quản lý, các nhà trường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
Tổ chức Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc nhằm mục đích gì? Thành phần Ban Chỉ đạo Hội thi? (Hình từ Internet)
Yêu cầu của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Mục đích và yêu cầu của Hội thi
...
2. Yêu cầu của Hội thi
a) Thực hiện đúng quy định của Điều lệ này và các quy định hiện hành khác có liên quan; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, công bằng và an toàn nhằm đạt được mục đích của Hội thi;
b) Phản ánh được thực tiễn đổi mới giáo dục, đào tạo và những cuộc vận động, phong trào thi đua hiện đang triển khai thực hiện của ngành giáo dục.
Căn cứ trên quy định yêu cầu của Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc bao gồm:
- Thực hiện đúng quy định của Điều lệ này và các quy định hiện hành khác có liên quan; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, công bằng và an toàn nhằm đạt được mục đích của Hội thi;
- Phản ánh được thực tiễn đổi mới giáo dục, đào tạo và những cuộc vận động, phong trào thi đua hiện đang triển khai thực hiện của ngành giáo dục.
Thành phần Ban Chỉ đạo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 7 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Ban Chỉ đạo
1. Thành phần Ban Chỉ đạo Hội thi:
a) Trưởng ban: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Phó Trưởng ban thường trực: Lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
c) Phó Trưởng ban: Thủ trưởng đơn vị đăng cai;
d) Các ủy viên: Đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan.
2. Nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Hội thi
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao hỗ trợ tổ chức Hội thi đạt kết quả tốt, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội thi;
b) Trưởng Ban phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo;
c) Đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ khi cần thiết.
Theo đó, thành phần Ban Chỉ đạo Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc bao gồm:
- Trưởng ban: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phó Trưởng ban thường trực: Lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
- Phó Trưởng ban: Thủ trưởng đơn vị đăng cai;
- Các ủy viên: Đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?