Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không có Giấy chứng nhận thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề quan trắc môi trường. Cho tôi hỏi tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không có Giấy chứng nhận thì bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh N.Q.T ở Lâm Đồng.

Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không có Giấy chứng nhận thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 5, khoản 8 Điều 17 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường như sau:

Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
...
5. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định nhưng vẫn thực hiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi hành chính quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này.

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo quy định trên, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

Và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi này.

Quan trắc môi trường

Quan trắc môi trường (Hình từ Internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không có Giấy chứng nhận không?

Theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Do tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 300.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt tổ chức này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với xử phạt tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không có Giấy chứng nhận là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với xử phạt tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường nhưng không có Giấy chứng nhận là 02 năm.

Quan trắc môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quan trắc môi trường bao gồm các loại quan trắc nào? Tổ chức, cá nhân được khuyến khích tham gia quan trắc môi trường đúng không?
Pháp luật
Môi trường không khí có phải đối tượng được quan trắc môi trường không? Theo dõi định kỳ về chất thải có phải là hoạt động quan trắc môi trường?
Pháp luật
Quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí được thực hiện như thế nào theo pháp luật mới nhất?
Pháp luật
Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 về mục tiêu phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia ra sao?
Pháp luật
4 nhóm nhiệm vụ, dự án nào được ưu tiên triển khai trong Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia?
Pháp luật
Quan trắc môi trường cấp tỉnh là gì? Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có được cấp cho doanh nghiệp tư nhân không?
Pháp luật
Dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là gì? Việc cung cấp dữ liệu này được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Quan trắc môi trường quốc gia là gì? Chương trình quan trắc môi trường quốc gia được thực hiện bởi ai?
Pháp luật
Từ năm 2022, có những thay đổi gì về các đối tượng được cấp phép thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường?
Pháp luật
Vị trí đặt bảng thông tin điện tử thể hiện kết quả quan trắc chất thải tự động của chủ dự án đầu tư phải được đặt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quan trắc môi trường
384 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan trắc môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào