Tổ chức được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh không?
- Tổ chức được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh không?
- Nguồn ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh gồm những nguồn nào?
- Mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh được quy định như thế nào?
- Tổ chức có nhu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trên tài khoản thanh toán được quy định như thế nào?
Tổ chức được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh không?
Tổ chức được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2022/TT-NHNN như sau:
Các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức
1. Các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức:
a) Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài. Nguồn tài trợ, viện trợ là các khoản kinh phí từ ngân sách hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;
b) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Nguồn tài trợ, viện trợ là nguồn tiền đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong nước và/hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;
c) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ cho các chương trình, các quỹ, dự án do tổ chức trong nước và/hoặc tổ chức ở nước ngoài thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục (tài trợ học bổng), y tế. Nguồn tài trợ là nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ.
2. Các trường hợp mua, chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của tổ chức để phục vụ mục đích khác:
a) Trả thưởng cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật có liên quan. Nguồn tiền trả thưởng từ người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc người cư trú là tổ chức;
b) Chuyển tiền một chiều ra nước ngoài cho các mục đích dưới đây từ nguồn tài trợ tiếp nhận của người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài:
(i) Phân bổ tiền tài trợ cho các thành viên ở nước ngoài tham gia thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và nước ngoài;
(ii) Hoàn trả tiền tài trợ thực hiện các dự án ở Việt Nam theo các cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh. Nguồn tài trợ, viện trợ là nguồn tiền đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong nước và/hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ.
Tổ chức được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh không? (Hình từ Internet)
Nguồn ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh gồm những nguồn nào?
Nguồn ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh gồm những nguồn được quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2022/TT-NHNN như sau:
- Ngoại tệ trên tài khoản thanh toán.
- Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
- Ngoại tệ mua của ngân hàng được phép.
Mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh được quy định như thế nào?
Mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 20/2022/TT-NHNN như sau:
Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài
1. Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan.
2. Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan nhưng tối đa không vượt quá 50.000 USD (Năm mươi nghìn đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương một lần chuyển tiền.
Như vậy, theo quy định trên thì mức ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài để tài trợ viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh được căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan.
Tổ chức có nhu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trên tài khoản thanh toán được quy định như thế nào?
Tổ chức có nhu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trên tài khoản thanh toán được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 20/2022/TT-NHNN như sau:
Chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài từ nguồn ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ
1. Tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích quy định tại Điều 4 Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép.
2. Trường hợp người cư trú là tổ chức rút ngoại tệ tiền mặt từ tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ để mang ra nước ngoài cho mục đích quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này với mức phải khai báo hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức có nhu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trên tài khoản thanh toán được thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?