Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử khi ngừng hoạt động có phải thông báo cho Bộ Công thương không?
- Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì? Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có nghĩa vụ gì?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử khi ngừng hoạt động có phải thông báo cho Bộ Công thương không?
- Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia có bao gồm hoạt động tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử không?
Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì? Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có nghĩa vụ gì?
Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì?
Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được định nghĩa tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP là dịch vụ của bên thứ ba về lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có nghĩa vụ gì?
Đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có những nghĩa vụ sau:
- Chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn của các chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
- Cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
- Công bố công khai Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Công Thương;
- Kết nối với Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo yêu cầu.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử khi ngừng hoạt động có phải thông báo cho Bộ Công thương không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
...
7. Hủy bỏ, chấm dứt đăng ký
a) Bộ Công Thương hủy bỏ đăng ký đối với thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong các trường hợp sau:
- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo khi tiến hành đăng ký;
- Lợi dụng hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử để thu lợi bất chính;
- Không thực hiện đúng các nội dung theo Đề án và Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định tại Điều này;
- Không thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Bộ Công Thương chấm dứt đăng ký đối với thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong các trường hợp sau:
- Theo đề nghị của thương nhân, tổ chức đó;
- Không cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày được xác nhận đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.
c) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử khi ngừng hoạt động phải thông báo cho Bộ Công Thương trước 15 ngày để chấm dứt đăng ký. Việc thông báo này được thực hiện trực tuyến qua tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp khi tiến hành đăng ký hoặc bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số).
d) Khi chấm dứt hoặc hủy bỏ đăng ký, Bộ Công Thương sẽ rút tên thương nhân, tổ chức khỏi danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã đăng ký, đồng thời xóa biểu tượng xác nhận đăng ký của thương nhân, tổ chức đó trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử khi ngừng hoạt động phải thông báo cho Bộ Công Thương trước 15 ngày để chấm dứt đăng ký.
Lưu ý: Việc thông báo này được thực hiện trực tuyến qua tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp khi tiến hành đăng ký hoặc bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số).
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử khi ngừng hoạt động có phải thông báo cho Bộ Công thương không? (Hình từ Internet)
Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia có bao gồm hoạt động tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử không?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 52/2013/NĐ-CP Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia:
Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển minh bạch, bền vững thông qua Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.
2. Nội dung hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia gồm:
a) Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử;
b) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử;
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử;
d) Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử;
đ) Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử;
e) Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử;
g) Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử;
h) Các nội dung khác.
Như vậy, Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia bao gồm hoạt động tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?