Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp những dịch vụ nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp những dịch vụ nào?
Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được quy định tại Điều 56 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp các dịch vụ sau:
1. Tạo và phân phối các cặp khóa.
2. Cấp chứng thư số.
3. Gia hạn chứng thư số.
4. Thay đổi nội dung thông tin của chứng thư số.
5. Thu hồi chứng thư số.
6. Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
7. Dịch vụ công bố và duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.
8. Dịch vụ kiểm tra chứng thư số trực tuyến.
9. Cấp dấu thời gian.
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp các dịch vụ như sau:
(1) Tạo và phân phối các cặp khóa.
(2) Cấp chứng thư số.
(3) Gia hạn chứng thư số.
(4) Thay đổi nội dung thông tin của chứng thư số.
(5) Thu hồi chứng thư số.
(6) Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
(7) Dịch vụ công bố và duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.
(8) Dịch vụ kiểm tra chứng thư số trực tuyến.
(9) Cấp dấu thời gian.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp những dịch vụ nào? (Hình từ Internet)
Chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thời hạn tối đa bao nhiêu năm?
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số được quy định tại Điều 59 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
1. Chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thời hạn có hiệu lực là 20 năm.
2. Chứng thư số của thuê bao cấp mới thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm.
3. Đối với chứng thư số gia hạn, thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm.
Theo đó, chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thời hạn có hiệu lực là 20 năm. Đối với chứng thư số gia hạn, thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm.
Như vậy, chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thời hạn tối đa là 23 năm.
Điều kiện cấp mới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ là gì?
Điều kiện cấp mới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ được quy định tại Điều 60 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp mới chứng thư số cho cá nhân:
- Phải là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước có nhu cầu giao dịch điện tử;
- Có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Điều kiện cấp mới chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước:
- Phải là người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước có nhu cầu giao dịch điện tử;
- Có văn bản đề nghị và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Điều kiện cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức:
- Phải là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân;
- Có quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp;
- Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Điều kiện cấp mới chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ và phần mềm:
- Thiết bị, dịch vụ và phần mềm thuộc sở hữu, quản lý của cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân;
- Người quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ và phần mềm phải là người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu;
- Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Lưu ý:
Hồ sơ cấp chứng thư số chuyên dùng cho Chính phủ được quy định tại Điều 61 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
- Hồ sơ cấp chứng thư số cho cá nhân:
Văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
- Cấp chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước:
Văn bản đề nghị cấp chứng thư số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
- Cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức:
Văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
- Cấp chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm:
Văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm, giấy xác nhận sở hữu bản quyền phần mềm của cơ quan, tổ chức quản lý phần mềm đó và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?