Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quy định thế nào? Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quy định thế nào?
Theo Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Theo quy định tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020.
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ sau đây:
1. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
a) Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; triển khai thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thanh tra trong Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Thanh tra đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, trừ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các Quyết định, hành vi quy định tại khoản 8 Điều 2 của Quy chế này của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
d) Giải quyết tố cáo các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 2 của Quy chế này đối với công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, trừ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
đ) Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Viện kiểm sát nhân dân về phòng, chống tham nhũng; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và triển khai thực hiện hoạt động phòng, chống tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; thanh tra, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
e) Quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, kết luận nội dung tố cáo và quyết định giải quyết khiếu nại thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật công vụ, trật tự nội vụ đối với công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao.
Theo đó, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quy định thế nào? Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chịu sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của ai?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
2. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân chịu sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; theo đúng quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân.
Theo đó, tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chịu sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; theo đúng quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?