Tổ chức có được tự do sao chép dữ liệu mở của cơ quan nhà nước không? Ai có trách nhiệm ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước?
Tổ chức có được tự do sao chép dữ liệu mở của cơ quan nhà nước không?
Tổ chức có được tự do sao chép dữ liệu mở của cơ quan nhà nước không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 47/2020/NĐ-CP như sau:
Quy định sử dụng dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở hoặc kết hợp dữ liệu mở với dữ liệu khác; sử dụng dữ liệu mở vào sản phẩm, dịch vụ thương mại hoặc phi thương mại của mình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trích dẫn, ghi nhận thông tin sử dụng dữ liệu mở trong các sản phẩm, tài liệu liên quan có sử dụng dữ liệu mở.
3. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước là dữ liệu nguyên trạng như được công bố; không bao gồm các hình thức trình bày và các thông tin phát sinh từ dữ liệu mở đã được cung cấp.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được bán dữ liệu mở đã được khai thác nguyên trạng từ cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác. Khi sử dụng dữ liệu mở trong sản phẩm, dịch vụ thương mại của mình phải cung cấp miễn phí dữ liệu mở kèm theo sản phẩm, dịch vụ thương mại đó.
5. Cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh của cơ quan, tổ chức, cá nhân do việc sử dụng dữ liệu mở gây ra.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức được tự do sao chép dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.
Tổ chức có được tự do sao chép dữ liệu mở của cơ quan nhà nước không? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước?
Ai có trách nhiệm ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 47/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Hoạt động cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ nội dung thông tin cơ quan nhà nước cung cấp;
b) Dữ liệu mở được cung cấp là dữ liệu được cập nhật mới nhất;
c) Dữ liệu mở phải có khả năng truy cập sử dụng được trên môi trường mạng;
d) Dữ liệu mở phải đảm bảo khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được;
đ) Tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở;
e) Dữ liệu mở ở định dạng mở;
g) Sử dụng dữ liệu mở là miễn phí;
h) Ưu tiên cung cấp dữ liệu mở đối với dữ liệu mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trong phạm vi quản lý của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm có trách nhiệm ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trong phạm vi quản lý của mình.
Danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được rà soát tối thiểu bao nhiêu tháng một lần?
Danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được rà soát tối thiểu bao nhiêu tháng một lần, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 47/2020/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu trong việc công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Không tiết lộ thông tin cá nhân; đánh giá và hạn chế nguy cơ, rủi ro tiết lộ thông tin cá nhân khi kết hợp với các thông tin khác.
2. Bảo đảm an toàn, an ninh khi sử dụng dữ liệu mở bao gồm cả rủi ro do dữ liệu mở gây ra hoặc rủi ro khi dữ liệu mở kết hợp với dữ liệu khác gây ra.
3. Danh mục dữ liệu mở được rà soát, sửa đổi (nếu có) theo định kỳ, tối thiểu 6 tháng một lần; dữ liệu mở đã công bố theo danh mục phải được cập nhật hoặc bổ sung (nếu có) trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm công bố.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước được rà soát tối thiểu 6 tháng một lần.
Dữ liệu mở đã công bố theo danh mục phải được cập nhật hoặc bổ sung (nếu có) trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ thời điểm công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?