Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ gồm những gì?
- Giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là gì?
- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải làm gì trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu?
- Hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ gồm những gì?
- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải bổ sung hồ sơ trong bao nhiêu ngày từ khi nhận được thông báo?
Giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là gì?
Giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT như sau:
Giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là việc chỉ định tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là việc chỉ định tổ chức có đủ năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ (Hình từ Internet)
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải làm gì trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu?
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu theo quy định tại Điều 19 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT như sau:
Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nghiệm thu cấp cơ sở)
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cho Vụ Khoa học và Công nghệ và phải chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá theo mẫu (PL17-BCTĐG).
Như vậy, tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cho Vụ Khoa học và Công nghệ và phải chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá theo mẫu (PL17-BCTĐG).
Hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ gồm những gì?
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ nộp hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT như sau:
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) bao gồm:
1. Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì theo mẫu (PL18-CVĐNNT).
2. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu (PL19-BCTH).
3. Báo cáo về sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ.
4. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ.
5. Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
6. Các văn bản xác nhận và tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có).
7. Các số liệu (điều tra, khảo sát, phân tích…).
8. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu.
9. Các tài liệu khác (nếu có).
Theo quy định trên, tổ chức chủ trì nhiệm vụ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) bao gồm:
(1) Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì theo mẫu (PL18-CVĐNNT).
(2) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu (PL19-BCTH).
(3) Báo cáo về sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ.
(4) Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ.
(5) Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ.
(6) Các văn bản xác nhận và tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có).
(7) Các số liệu (điều tra, khảo sát, phân tích…).
(8) Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mẫu.
(9) Các tài liệu khác (nếu có).
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải bổ sung hồ sơ trong bao nhiêu ngày từ khi nhận được thông báo?
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải bổ sung hồ sơ theo thời hạn được quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT như sau:
Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Việc nộp hồ sơ thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc thời điểm được gia hạn hợp đồng (nếu có).
2. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Vụ Khoa học và Công nghệ gồm: 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14 và 01 bản điện tử lưu trữ đầy đủ sản phẩm và các báo cáo chuyên đề của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng .doc hoặc .docx, không đặt mật khẩu).
3. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này thì tổ chức chủ trì phải bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Vụ Khoa học và Công nghệ.
Theo đó, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ phải bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Vụ Khoa học và Công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?