Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử là gì? Có phải điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử nếu thành viên quyết toán bị áp tăng tỷ lệ ký quỹ?
- Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử là tổ chức như thế nào?
- Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử có phải điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử nếu thành viên quyết toán bị áp tăng tỷ lệ ký quỹ không?
- Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử là tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 40/2024/TT-NHNN có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tài khoản đảm bảo thanh toán là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam (sau đây gọi là tài khoản đồng Việt Nam) của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ mở tại ngân hàng hợp tác để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.
2. Tổ chức chủ trì Hệ thống bù trừ điện tử (sau đây gọi là tổ chức chủ trì bù trừ điện tử) là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử và được tham gia, kết nối trực tiếp vào Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây gọi là Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng) để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử.
3. Hệ thống bù trừ điện tử là hệ thống thanh toán do tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng, sở hữu và tổ chức vận hành để cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.
...
Như vậy, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử.
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử được tham gia, kết nối trực tiếp vào Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử.
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử phải thiết lập hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán vào khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử có phải điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử nếu thành viên quyết toán bị áp tăng tỷ lệ ký quỹ không?
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
Hạn mức bù trừ điện tử
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức và vận hành Hệ thống bù trừ điện tử, bao gồm nội dung về quy trình thiết lập, điều chỉnh và quản lý hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán tham gia Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó:
...
2. Điều chỉnh hạn mức bù trừ điện tử:
...
b) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử trong các trường hợp sau:
(i) Điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử tại phiên giao dịch bù trừ điện tử kế tiếp đối với thành viên quyết toán bị giảm giá trị ký quỹ trong quá trình xử lý quyết toán bù trừ điện tử theo quy định về xử lý quyết toán ròng qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;
(ii) Chủ động điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử của thành viên quyết toán trong trường hợp thành viên quyết toán bị áp tăng tỷ lệ ký quỹ theo điểm d khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
(iii) Điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử về bằng không đối với thành viên quyết toán có dư nợ vay thanh toán bù trừ ngay sau khi nhận được thông báo từ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Hạn mức bù trừ điện tử của thành viên quyết toán bị điều chỉnh giảm cho đến khi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hoàn thành việc thu hồi nợ.
...
Đồng thời tại điểm d khoản 2 Điều 12 Thông tư 40/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử
...
2. Tỷ lệ ký quỹ:
...
d) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng tỷ lệ ký quỹ đối với thành viên quyết toán không tuân thủ các quy định, quy chế hoạt động của Hệ thống bù trừ điện tử, để xảy ra tình trạng không đảm bảo khả năng chi trả quyết toán bù trừ điện tử.
Như vậy, trường hợp thành viên quyết toán bị áp tăng tỷ lệ ký quỹ thì tổ chức chủ trì bù trừ điện tử phải chủ động điều chỉnh giảm hạn mức bù trừ điện tử đối với thành viên đó.
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 40/2024/TT-NHNN thì tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng quy trình nghiệp vụ của Hệ thống bù trừ điện tử, quy định về số phiên giao dịch, thời gian bù trừ, thanh toán, việc tra soát, đối chiếu dữ liệu, đảm bảo thực hiện quyết toán kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các thành viên quyết toán theo kết quả bù trừ điện tử và phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Giá trị giao dịch tối đa bằng đồng Việt Nam của lệnh thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử không được vượt quá giá trị tối đa của lệnh thanh toán giá trị thấp qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
(2) Việc xử lý các giao dịch thanh toán Nợ qua Hệ thống bù trừ điện tử đều phải có văn bản thỏa thuận hoặc ủy quyền trước.
(3) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử và thành viên quyết toán phải theo dõi, quản lý chặt chẽ hạn mức bù trừ điện tử đảm bảo tổng số chênh lệch phải trả của thành viên quyết toán trong một phiên giao dịch bù trừ điện tử không lớn hơn hạn mức bù trừ điện tử được cấp trong ngày của thành viên quyết toán đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý nghĩa ngày 20 11 ngắn gọn? Bài viết ý nghĩa ngày 20 11? Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 2024 thế nào?
- Định mức KT-KT quy định mấy mức độ giám định quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước như nào?
- Đất đang sử dụng mà chưa đăng ký đất đai lần đầu thì bị phạt bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt dự toán hàng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập mới nhất?