Tổ chức, cá nhân nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì? Nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được quy định ra sao?
Hoạt động khoa học và công nghệ nào trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 27/2021/NĐ-CP quy định các hạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư là:
Hoạt động khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách về giống cây trồng lâm nghiệp; chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng lâm nghiệp;
c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp.
Như vậy, hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
+ Nghiên cứu cơ chế, chính sách về giống cây trồng lâm nghiệp; chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
+ Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng lâm nghiệp;
+ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp.
Tổ chức, cá nhân nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 27/2021/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:
a) Đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp; điều tra, đánh giá, thu thập, lưu giữ, khai thác nguồn vật liệu nhân giống trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư cho khoa học và công nghệ, chính sách đặc thù cho lĩnh vực, vùng theo quy định của pháp luật;
c) Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:
a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Khi chuyển giao giống cây trồng lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành nghiên cứu, chọn, tạo, thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen.
Như vậy, tổ chức, cá nhân nghiên cứu giống cây trồng lâm nghiệp có quyền như sau:
+ Đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp; điều tra, đánh giá, thu thập, lưu giữ, khai thác nguồn vật liệu nhân giống trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư cho khoa học và công nghệ, chính sách đặc thù cho lĩnh vực, vùng theo quy định của pháp luật;
+ Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó là các nghĩa vụ:
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khi chuyển giao giống cây trồng lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành nghiên cứu, chọn, tạo, thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen.
Nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 27/2021/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
Nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp
1. Quản lý chặt chẽ theo chuỗi đối với giống các loài cây trồng lâm nghiệp chính, khuyến khích thực hiện đối với các giống cây trồng lâm nghiệp khác, để đảm bảo truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng giống.
2. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích xã hội hóa các hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản giống cây trồng lâm nghiệp, các hoạt động quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?