Tổ chức, cá nhân có thể xin gia hạn thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tối đa bao nhiêu năm?
- Tổ chức, cá nhân có thể xin gia hạn thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tối đa bao nhiêu năm?
- Nhà nước có thể thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản khi nào?
- Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản?
Tổ chức, cá nhân có thể xin gia hạn thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tối đa bao nhiêu năm?
Việc gia hạn thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản được quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
...
4. Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không quá 30 năm, được tính từ ngày quyết định giao khu vực biển có hiệu lực. Khi hết thời hạn giao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản được Nhà nước xem xét gia hạn, có thể gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm. Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản không quá thời hạn nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó, khi hết thời hạn giao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản được Nhà nước xem xét gia hạn, có thể gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Lưu ý:
Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản không quá thời hạn nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức, cá nhân có thể xin gia hạn thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tối đa bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Nhà nước có thể thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản khi nào?
Việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thủy sản 2017 như sau:
- Sử dụng khu vực biển trái với nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; vi phạm quy định về bảo vệ công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
- Không sử dụng một phần hoặc toàn bộ khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản quá 24 tháng liên tục, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
- Vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh;
- Vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thủy sản 2017;
- Không chấp hành nghĩa vụ tài chính quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Luật Thủy sản 2017 và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
- Quyết định giao khu vực biển trái với quy hoạch không gian biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 của Luật này mà không được khắc phục kịp thời.
Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản?
Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản được quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản
...
3. Cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao.
...
Thẩm quyền giao khu vực biển được quy định tại Điều 44 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
...
2. Thẩm quyền giao khu vực biển không thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam có hồ sơ đăng ký khi cá nhân đó phải chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận. Phạm vi giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 03 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Thẩm quyền giao khu vực biển có thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 của Luật này;
...
Theo đó, cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?