Tổ chức, cá nhân cho mượn thiết bị vô tuyến điện phải gửi văn bản thông báo về việc cho mượn này đến cơ quan nào?
Tổ chức, cá nhân cho mượn thiết bị vô tuyến điện phải gửi văn bản thông báo về việc cho mượn này đến cơ quan nào?
Tại Điều 32 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định cụ thể:
Cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện
Trước khi bàn giao thiết bị vô tuyến điện cho bên thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện ít nhất 05 (năm) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện phải gửi văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này về việc cho thuê, cho mượn (có xác nhận của cả bên thuê, mượn và bên cho thuê, cho mượn) đến Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực sở tại.
Theo đó, tổ chức, cá nhân cho mượn thiết bị vô tuyến điện phải gửi văn bản thông báo về việc cho mượn này đến Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực sở tại trước khi bàn giao thiết bị vô tuyến điện cho bên thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện ít nhất 05 (năm) ngày làm việc.
Cho mượn thiết bị vô tuyến điện được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Quy định về cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện
1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tàu biển, tàu bay, tàu sông, phương tiện nghề cá, đài nghiệp dư và chủ sở hữu các phương tiện giao thông khác có trang bị thiết bị vô tuyến điện (trừ đài trái đất) có thể cho tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép của mình để khai thác.
2. Bên cho thuê, cho mượn và bên thuê, bên mượn thiết bị vô tuyến điện phải tuân thủ quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện của bên thuê, bên mượn, bên cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện bị xử lý theo quy định.
3. Bên cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện có trách nhiệm:
a) Bảo đảm bên thuê, bên mượn thiết bị vô tuyến điện không thuộc danh sách bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được thông báo công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Thông tư này;
b) Kiểm tra, lưu giữ các tài liệu chứng minh bên thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 31.
Theo đó, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tàu biển, tàu bay, tàu sông, phương tiện nghề cá, đài nghiệp dư và chủ sở hữu các phương tiện giao thông khác có trang bị thiết bị vô tuyến điện (trừ đài trái đất) có thể cho tổ chức, cá nhân khác mượn thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép của mình để khai thác.
- Bên cho mượn và bên mượn thiết bị vô tuyến điện phải tuân thủ quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện của bên mượn bên cho mượn thiết bị vô tuyến điện bị xử lý theo quy định.
Bên cho mượn thiết bị vô tuyến điện có trách nhiệm:
- Bảo đảm bên mượn thiết bị vô tuyến điện không thuộc danh sách bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được thông báo công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT cụ thể:
Thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
...
3. Danh sách tổ chức, cá nhân có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bị thu hồi và lý do thu hồi được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Tần số vô tuyến điện.
...
- Kiểm tra, lưu giữ các tài liệu chứng minh bên mượn thiết bị vô tuyến điện đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 31.
Cho mượn thiết bị vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân mượn thiết bị vô tuyến điện phải đáp ứng các điều kiện nào?
Tại Điều 31 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Điều kiện để được thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện
Tổ chức, cá nhân thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đối tượng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện là tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; người nước ngoài sử dụng đài nghiệp dư.
2. Người trực tiếp khai thác thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng hải, di động hàng không, nghiệp dư của bên thuê, bên mượn phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên.
3. Đối tượng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện không thuộc danh sách bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được thông báo công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Thông tư này.
Như vậy, tổ chức, cá nhân mượn thiết bị vô tuyến điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối tượng mượn thiết bị vô tuyến điện là tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; người nước ngoài sử dụng đài nghiệp dư.
- Người trực tiếp khai thác thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng hải, di động hàng không, nghiệp dư của bên mượn phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên.
- Đối tượng mượn thiết bị vô tuyến điện không thuộc danh sách bị thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được thông báo công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?