Tổ chức biên soạn giáo trình có nội dung định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi trên?
- Hành vi tổ chức biên soạn giáo trình có nội dung định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
- Nam nữ bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo về những nội dung gì?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi tổ chức biên soạn giáo trình có nội dung định kiến giới?
Hành vi tổ chức biên soạn giáo trình có nội dung định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 và điểm c, điểm d khoản 7 Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo
...
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chính sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tài liệu có nội dung định kiến giới đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
Lưu ý, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ theo khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.
Như vậy, trường hợp một trường hoặc tổ chức có hành vi tổ chức biên soạn giáo trình có nội dung định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chính giáo trình có nội dung định kiến giới. Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tài liệu có nội dung định kiến giới đối với hành vi trên.
Và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi biên soạn giáo trình trên.
Tổ chức biên soạn giáo trình có nội dung định kiến giới có thể bị xử phạt (Hình từ Internet)
Nam nữ bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo về những nội dung gì?
Căn cứ theo các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 14 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Theo đó, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thể hiện qua việc nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng và trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
Đồng thời, nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Có 02 biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo sau:
- Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi tổ chức biên soạn giáo trình có nội dung định kiến giới?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 30.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên đối với hành vi hành vi tổ chức biên soạn giáo trình có nội dung định kiến giới bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?