Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không?
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không?
- Trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm tiền gửi thì xử lý thế nào?
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi?
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không?
Ủy quyền trả tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2013/NĐ-CP như sau:
Ủy quyền trả tiền bảo hiểm
1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi. Việc ủy quyền phải thông qua hợp đồng ủy quyền trả tiền bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Nội dung hợp đồng ủy quyền phải nêu rõ trách nhiệm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong việc sử dụng số tiền do tổ chức bảo hiểm tiền gửi chuyển để chi trả đúng thời hạn, đúng số lượng, đúng đối tượng được trả tiền bảo hiểm.
3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được tổ chức bảo hiểm tiền gửi ủy quyền chi trả tiền bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện:
a) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trong thời gian tối thiểu 6 tháng gần nhất trước thời điểm chi trả tiền bảo hiểm;
b) Có mạng lưới đặt ở địa điểm thích hợp cho việc chi trả tiền bảo hiểm.
Như vậy, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
Lưu ý: Việc ủy quyền phải thông qua hợp đồng ủy quyền trả tiền bảo hiểm.
Theo đó, nội dung hợp đồng ủy quyền trả tiền bảo hiểm tiền gửi phải nêu rõ trách nhiệm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong việc sử dụng số tiền do tổ chức bảo hiểm tiền gửi chuyển để chi trả đúng thời hạn, đúng số lượng, đúng đối tượng được trả tiền bảo hiểm.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không? (hình từ internet)
Trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm tiền gửi thì xử lý thế nào?
Hỗ trợ tài chính đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ để trả tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 11 Nghị định 68/2013/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ tài chính đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ để trả tiền bảo hiểm
1. Trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc được vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính:
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi gửi 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau đây đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc đề nghị Chính phủ bảo lãnh để vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức khác do người có thẩm quyền của tổ chức bảo hiểm ký, trong đó nêu rõ số tiền cần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc cần Chính phủ bảo lãnh để vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức khác; thời hạn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc thời hạn bảo lãnh vay và các nội dung cần thiết khác;
b) Kế hoạch trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm;
c) Phương án, kế hoạch hoàn trả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả khoản vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức khác;
d) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
...
Như vậy, trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc được vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi?
Các hành vi bị cấm hoạt động bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 10 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 gồm:
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi.
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi.
- Cản trở, gây khó khăn, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm tiền gửi và cơ quan, tổ chức có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?