Tính phụ cấp thâm niên nghề cho Thẩm tra viên thi hành án dân sự thế nào? Thời gian tập sự có được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề không?
Tính phụ cấp thâm niên nghề cho Thẩm tra viên thi hành án dân sự thế nào?
Tính phụ cấp thâm niên nghề cho Thẩm tra viên thi hành án dân sự thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC và Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC có quy định:
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Chế độ phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức trong biên chế xếp lương theo các ngạch hoặc các chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, bao gồm:
...
5. Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự các cấp, Chấp hành viên thi hành án dân sự các cấp, Thẩm tra viên thi hành án dân sự (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên thi hành án dân sự) và Thư ký thi hành án dân sự;
...
Điều 2. Mức phụ cấp
1. Mức % phụ cấp thâm niên nghề được tính như sau:
Cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 Thông tư này có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng được tính theo công thức sau:
Theo đó Thẩm tra viên thi hành án dân sự có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
* Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng được tính theo công thức sau:
Thời gian tập sự của Thẩm tra viên thi hành án dân sự có được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề không?
Về nội dung này tại Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC có quy định:
Thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp
1. Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề được xác định bằng tổng thời gian sau:
a) Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng (nếu có thời gian gián đoạn mà thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn);
b) Thời gian làm việc được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
c) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
...
2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề, bao gồm:
a) Thời gian tập sự;
b) Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị;
c) Thời gian làm các công việc xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh ngoài quy định tại Điều 1 Thông tư này;
d) Thời gian làm việc trong quân đội, công an và cơ yếu không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
e) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
g) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Như vậy đối với thời gian tập sự của Thẩm tra viên thi hành án dân sự sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề được bố trí thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC thì:
Cách chi trả phụ cấp và nguồn kinh phí
1. Phụ cấp thâm niên nghề được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề (bao gồm cả việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
Riêng năm 2009 các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung.
Theo đó thì kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề (bao gồm cả việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?