Tính năng cơ bản đối với mô hình bay đủ điều kiện bay gồm những gì? Mô hình bay đủ điều kiện bay phải có những đặc điểm nhận dạng nào?

Cho tôi hỏi, mô hình bay đủ điều kiện bay phải có những đặc điểm nhận dạng nào? Tính năng cơ bản đối với mô hình bay đủ điều kiện bay gồm những gì? Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với mô hình bay được phân chia theo vùng trời khu vực như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Đại tại Quảng Nam.

Mô hình bay đủ điều kiện bay phải có những đặc điểm nhận dạng nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ như sau:

Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ
...
3. Đối với mô hình bay, đủ điều kiện bay khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Đặc điểm nhận dạng:
- Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);
- Hình dạng cánh (với tàu lượn), hình dạng dù kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;
- Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.
...

Mô hình bay là một trong những phương tiện bay siêu nhẹ.

Theo đó, đối với mô hình bay, đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin về đặc điểm nhận dạng như sau:

- Kiểu loại, ký hiệu, màu sắc, lô gô (nếu có);

- Hình dạng cánh (với tàu lượn), hình dạng dù kèm theo hình ảnh màu kích thước khổ A4;

- Xuất xứ (nơi sản xuất, Nhà sản xuất, năm sản xuất, số xuất xưởng, vật liệu chế tạo);

- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc hiệp đồng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, tổ chức bay.

mô hình bay

Mô hình bay đủ điều kiện bay (Hình từ Internet)

Tính năng cơ bản đối với mô hình bay đủ điều kiện bay gồm những gì?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ.

Theo đó, đối với mô hình bay đủ điều kiện bay khi người khai thác cung cấp đầy đủ, cụ thể, chính xác các thông tin về tính năng cơ bản như sau:

- Kích thước (dài, rộng, cao);

- Số lượng, kiểu loại động cơ (nếu có);

- Loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ, dung tích bình nhiên liệu (nếu có);

- Trọng lượng cất cánh tối đa;

- Tốc độ bay: Tốc độ bay tối đa; Tốc độ bay lên, tốc độ bay xuống, tốc độ bay hành trình;

- Phương pháp điều khiển, tần số điều khiển, phương thức bay;

- Tầm bay tối đa;

- Độ cao bay tối đa, thời gian bay, bán kính hoạt động;

- Phương pháp cất, hạ cánh;

- Kích thước bãi cất, hạ cánh;

- Khả năng mang, treo thiết bị, người, vật dụng khác (số lượng, trọng lượng);

- Phương pháp điều khiển, phần mềm điều khiển, kiểu loại thiết bị điều khiển, code nhận biết (nếu có);

- Thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay (có mô tả tính năng);

- Thiết bị định vị (mô tả tính năng thiết bị định vị nếu có);

- Mục đích sử dụng, ứng dụng;

- Tính năng bay khác (nếu có).

Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với mô hình bay được phân chia theo vùng trời khu vực như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định về phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác như sau:

Phân chia trách nhiệm quản lý, sử dụng vùng trời khai thác
1. Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được phân chia như sau:
a) Theo độ cao bay: Độ cao bay dưới 50 mét; độ cao bay từ 50 mét đến dưới 200 mét; độ cao bay từ 200 mét đến dưới 500 mét; độ cao bay trên 500 mét so với địa hình tự nhiên;
b) Vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng (bán kính 08 km tính từ ranh giới sân bay trở ra);
c) Vùng trời khu vực trường bắn;
d) Vùng trời khu vực biên giới chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam;
đ) Vùng trời khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này;
e) Vùng trời trên biển, trên các đảo quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam;
g) Vùng trời được thiết lập cấp phép cho thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;

Theo quy định trên, vùng trời phục vụ cho hoạt động bay đối với khinh khí cầu không có người điều khiển được phân chia theo vùng trời khu vực như sau:

- Vùng trời khu vực lân cận sân bay có hoạt động bay quân sự, hàng không dân dụng (bán kính 08 km tính từ ranh giới sân bay trở ra);

- Vùng trời khu vực trường bắn;

- Vùng trời khu vực biên giới chiều rộng mười (10) kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào nội địa Việt Nam;

- Vùng trời khu vực quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 35/2017/TT-BQP;

- Vùng trời trên biển, trên các đảo quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam;

- Vùng trời được thiết lập cấp phép cho thử nghiệm tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;

Phương tiện bay siêu nhẹ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương tiện bay siêu nhẹ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Flycam là gì? Việc sử dụng flycam trong sự kiện lễ hội dịp Tết Nguyên đán có cần phải xin phép hay không?
Pháp luật
Khu vực hạn chế bay đối với các phương tiện bay siêu nhẹ trong vùng trời Việt Nam gồm những khu vực nào?
Pháp luật
Khu vực trụ sở làm việc là khu vực cấm bay đối với các phương tiện bay siêu nhẹ trong vùng trời Việt Nam gồm những khu vực nào?
Pháp luật
Tính năng cơ bản đối với mô hình bay đủ điều kiện bay gồm những gì? Mô hình bay đủ điều kiện bay phải có những đặc điểm nhận dạng nào?
Pháp luật
Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ không đăng ký với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có bị thu hồi giấy phép không?
Pháp luật
Trình tự cấp đổi giấy phép của cơ sở thử nghiệm các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ khi thay đổi thông tin trên giấy phép như thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở thiết kế các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ có thể bị thu hồi giấy phép trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở thử nghiệm trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm về đảm bảo môi trường trong khu vực được cấp phép được nhắc nhở, không khắc phục có bị thu hồi giấy phép?
Pháp luật
Hồ sơ cấp lại giấy phép của cơ sở thử nghiệm các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ bị mất cần những gì?
Pháp luật
Việc quản lý các hoạt động bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ theo vùng trời khu vực thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện bay siêu nhẹ
1,215 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện bay siêu nhẹ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện bay siêu nhẹ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào