Tinh gọn đơn vị hành chính cấp huyện: Bí thư cấp ủy có đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện theo Nghị quyết 18?
Tinh gọn đơn vị hành chính cấp huyện: Bí thư cấp ủy có đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện theo Nghị quyết 18?
Theo Mục 2 Phần II Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có nêu rõ về mục tiêu cụ thể được đề ra tại Nghị quyết, trong đó việc tinh gọn đơn vị hành chính cấp huyện cần hoàn thành cơ bản việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện theo tiêu chuẩn quy định trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.
Và tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần III Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 có nêu rõ một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với hệ thống tổ chức của Đảng như sau:
- Trung ương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của cấp uỷ cấp tỉnh, cấp uỷ cấp huyện và cụ thể hoá cho cấp cơ sở; quy định khung quy chế làm việc của cấp uỷ. Cấp uỷ căn cứ quy định khung và đặc điểm, tình hình cụ thể để xây dựng quy chế làm việc của cấp mình và hướng dẫn cấp uỷ cấp dưới trực tiếp xây dựng quy chế làm việc.
- Nghiên cứu, xây dựng quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, điều kiện, quy trình hợp lý để lựa chọn cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ các cấp.
- Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao theo hướng vừa bảo đảm quy định chung, vừa bảo đảm tính đặc thù nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở ngoài nước. Chuyển Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về Ban Nội chính Trung ương và tổ chức lại cho phù hợp.
- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của các ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ theo hướng chuyển giao cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ cho cơ sở y tế và sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.
- Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các đảng uỷ khối cơ quan theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy và tập trung vào một số nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đối với các đảng uỷ khối doanh nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức lại cho phù hợp với điều kiện mới ở cả Trung ương, địa phương nhằm nâng cao tính thực chất và hiệu quả hoạt động.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Nhanh chóng khắc phục tình trạng thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng và sơ kết, đánh giá vai trò trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không phải là đảng viên để có giải pháp phù hợp trong việc bố trí, giới thiệu đảng viên ứng cử.
- Nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý chặt chẽ đội ngũ đảng viên. Đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước.
- Thực hiện thống nhất văn phòng cấp uỷ phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp tỉnh; trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Cơ bản hợp nhất văn phòng cấp uỷ với văn phòng hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện.
Thí điểm việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan của Đảng và Nhà nước, cơ quan của Đảng và Mặt trận Tổ quốc có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện những nơi có đủ điều kiện.
Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ở những nơi có đủ điều kiện.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp uỷ từ Trung ương đến địa phương.
Như vậy, theo Nghị quyết 18 thì một trong những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể khi tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cần cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện.
>> Có bắt buộc điều chỉnh giấy tờ khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không?
Tinh gọn đơn vị hành chính cấp huyện: Bí thư cấp ủy có đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện theo Nghị quyết 18? (hình từ Internet)
Đơn vị hành chính cấp huyện được phân loại như thế nào hiện nay?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về phân loại đơn vị hành chính như sau:
Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
...
Theo đó, hiện nay đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại sau:
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại I;
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại II;
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại III;
Tổ chức thực hiện Nghị quyết 18 như thế nào?
Theo Phần IV Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 có nêu rõ việc tổ chức thực hiện Nghị quyết như sau:
(1) Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt Nghị quyết, xác định rõ những việc cần làm ngay, những việc phải làm theo lộ trình, phân công cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
(2) Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, khẩn trương thể chế hoá, cụ thể hoá các nội dung Nghị quyết, nhất là những việc cần phải làm ngay.
(3) Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập quán triệt, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện Nghị quyết ở cấp mình.
(4) Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai và đề xuất định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chạy quá tốc độ đối với xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt như thế nào?
- Nhà nước mua trước nhà ở có bồi thường thiệt hại cho các bên đã ký kết hợp đồng mua bán nhà ở không?
- Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán?
- Mẫu Giấy đề nghị thanh toán làm thêm giờ dành cho người lao động? Tiền lương làm thêm giờ ít nhất vào ngày thường là bao nhiêu?
- Tái định cư tại chỗ là gì theo Nghị định 98? Chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì thực hiện thế nào?