Tin nhắn quảng cáo có phải là tin nhắn rác không? Gửi tin nhắn quảng cáo khi chưa có sự đồng ý của người nhận có bị xử lý không?
Tin nhắn quảng cáo có phải tin nhắn rác không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về tin nhắn quảng cáo như sau:
"Điều 3. Giải thích thuật ngữ
1. Tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo là tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân; tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông."
Theo đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về tin nhắn rác như sau;
- Tin nhắn rác bao gồm các loại sau:
+ Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này;
+ Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
Căn cứ quy định trên, ta thấy tin nhắn quảng cáo không được xem là tin nhắn rác trừ trường hợp tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
Tin nhắn quảng cáo có phải tin nhắn rác?
Yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo như thế nào?
* Nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo được quy định tại Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP như sau:
- Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc Người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.
- Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo.
- Trường hợp Người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, Người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
- Phải chấm dứt việc gửi đến Người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của Người sử dụng.
- Mỗi Người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại, 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử, 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
- Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với Người sử dụng.
- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.
* Yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo được quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2020/NĐ-CP như sau:
- Tin nhắn quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cụ thể:
+ Mọi tin nhắn quảng cáo đều phải gắn nhãn.
+ Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn.
+ Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].
- Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.
- Có chức năng từ chối theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Theo đó, chức năng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo theo Điều 16 Nghị định 91/2020/NĐ-CP như sau:
- Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đặt ở cuối tin nhắn quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;
+ Phải có phần hướng dẫn Người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo mà người sử dụng đã đăng ký trước đó;
+ Trong trường hợp cần thiết, người quảng cáo bằng tin nhắn có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
+ Có hướng dẫn rõ ràng về từ chối theo quy định tại các điểm b và điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải bao gồm:
+ Từ chối bằng tin nhắn;
+ Từ chối qua gọi điện thoại.
- Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, Người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại tin nhắn quảng cáo đã bị từ chối đến Người sử dụng.
- Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
+ Thông báo đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời điểm ngừng gửi tin nhắn quảng cáo;
+ Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
Căn cứ quy định trên, việc gửi tin nhắn quảng cáo phải đảm bảo nguyên tắc theo Điều 13 và các yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo quy định tại các Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định 91/2020/NĐ-CP. Trường hợp không muốn nhận tin nhắn quảng cáo, người nhận có thể từ chối nhận tin nhắn quảng cáo theo Điều 16 Nghị định này hoặc đăng ký vào Danh sách không quảng cáo.
Theo đó, việc đăng ký vào Danh sách không quảng cáo được quy định tại Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT như sau:
- Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
- Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.
- Hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo
+ Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
++ Đăng ký hoặc hủy qua tin nhắn SMS (qua đầu số 5656);
++ Đăng ký hoặc hủy qua website (khongquangcao.ais.gov.vn) hoặc tổng đài hoặc ứng dụng.
+ Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn quảng cáo:
++ Cú pháp đăng ký: DK DNC S gửi 5656;
++ Cú pháp hủy: HUY DNC S gửi 5656.
+ Mọi đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo qua website hoặc qua ứng dụng phải được xác thực qua số điện thoại đã thực hiện đăng ký hoặc hủy đăng ký.
Trường hợp gửi tin nhắn quảng cáo không có sự đồng ý của người nhận có bị xử lý không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Theo đó, mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Như vậy, trường hợp gửi tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý của người nhận thì tổ chức, người gửi tin nhắn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?