Tín dụng xanh được cấp cho các dự án đầu tư nào? Các cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh được quy định như thế nào?
Tín dụng xanh được cấp cho các dự án đầu tư nào?
Căn cứ vào Điều 154 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
1. Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường quy định tại khoản 1 Điều 149 hoặc khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định tại Nghị định này được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (sau đây gọi là danh mục phân loại xanh) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
3. Việc xác nhận dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, chủ thể phát hành trái phiếu xanh có nhu cầu xác nhận để được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định tại Nghị định này.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tín dụng xanh như sau:
Tín dụng xanh
1. Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:
a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Quản lý chất thải;
d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
2. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với dự án đầu tư phải phù hợp với quy định về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay.
3. Khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
5. Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện và cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh.
Như vậy, tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
- Ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quản lý chất thải;
- Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
- Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành liên quan đến Cấp tín dụng Tải
Tín dụng xanh được cấp cho các dự án đầu tư nào? (Hình từ Internet)
Các cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 155 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh như sau:
Cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh
1. Khuyến khích tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ưu tiên bố trí nguồn vốn để tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cấp tín dụng xanh được hưởng các cơ chế khuyến khích sau:
a) Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển;
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ đào tạo, tập huấn cấp tín dụng xanh.
Như vậy, khuyến khích tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ưu tiên bố trí nguồn vốn để tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cấp tín dụng xanh được hưởng các cơ chế khuyến khích sau:
+ Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển;
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ đào tạo, tập huấn cấp tín dụng xanh.
Lộ trình thực hiện tín dụng xanh được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 156 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện tín dụng xanh như sau:
Lộ trình thực hiện tín dụng xanh
Bước 1: Căn cứ nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tập trung, bố trí nguồn vốn phù hợp để cho vay ưu đãi khuyến khích chủ đầu tư thực hiện dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại khoản 2 Điều 154 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Bước 2: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi nước ngoài để tài trợ cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại khoản 2 Điều 154 Nghị định 08/2022/NĐ-CP theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
Bước 3: Căn cứ cân đối ngân sách nhà nước và thực tế cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ lãi suất đối với dự án thuộc danh mục phân loại xanh sau khi kết thúc hợp đồng vay vốn trung, dài hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?