Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Buông lỏng lãnh đạo trong công tác xây dựng pháp luật có được xem là hành vi tiêu cực?

Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Buông lỏng lãnh đạo trong công tác xây dựng pháp luật có được xem là hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật? Nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là gì?

Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
5. Lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật cố ý lồng ghép, đưa vào hoặc không đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật các quy định với mục đích phục vụ, đáp ứng hoặc bảo vệ lợi ích riêng của một nhóm người hoặc lợi ích cục bộ của cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp mà lợi ích đó có tính chất không chính đáng, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Nhân dân.
6. Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện không đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của cơ quan, điều lệ của tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật.
...

Theo đó, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện không đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của cơ quan, điều lệ của tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật.

Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Buông lỏng lãnh đạo trong công tác xây dựng pháp luật có được xem là hành vi tiêu cực?

Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Buông lỏng lãnh đạo trong công tác xây dựng pháp luật có được xem là hành vi tiêu cực? (Hình từ Internet)

Buông lỏng lãnh đạo trong công tác xây dựng pháp luật có được xem là hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 có quy định như sau:

Các hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
1. Cố ý không chấp hành nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật hoặc cố ý che giấu, báo cáo không trung thực với cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực tiễn, về nội dung ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cố ý đưa những nội dung mới vào dự thảo văn bản khác với những chính sách hoặc nội dung đã được cấp có thẩm quyền thông qua mà không báo cáo cấp lãnh đạo có thẩm quyền dẫn đến văn bản quy phạm pháp luật không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp hoặc tính thống nhất với hệ thống pháp luật hoặc có nhiều sơ hở và bị lợi dụng gây ra thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
2. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong công tác xây dựng pháp luật; bao che, cố ý không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực tiếp quản lý trong công tác xây dựng pháp luật.
3. Sử dụng trái quy định tài chính, tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ, viện trợ trong công tác xây dựng pháp luật.
4. Móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị nhằm tuyên truyền tư tưởng, quan điểm trái với chủ trương, quy định của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thu thập, chuyển giao cho nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân khác trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây dựng pháp luật để chống phá Đảng và Nhà nước.
5. Các hành vi tiêu cực khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong công tác xây dựng pháp luật được xem là hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là gì?

Nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật được quy định tại Điều 3 Quy định 178-QĐ/TW năm 2024 như sau:

(1) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng trong kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

(2) Kết hợp đồng bộ, chặt chẽ các cơ chế, biện pháp kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật; chủ động phòng ngừa là chính;

Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; bảo vệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

(3) Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

(4) Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; không làm cản trở sự chủ động, sáng tạo, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi trong công tác xây dựng pháp luật.

(5) Bảo đảm sự giám sát, phản biện, tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí, tổ chức xã hội khác và Nhân dân theo quy định.

Công tác xây dựng pháp luật
Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi vi phạm tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật chưa có quy định xử lý thì cần phải căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật gồm có ai? Có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Công tác xây dựng pháp luật là gì? Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật thực hiện thông qua hoạt động nào?
Pháp luật
Quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật có phải là biện pháp phòng chống tham nhũng?
Pháp luật
Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật?
Pháp luật
Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Buông lỏng lãnh đạo trong công tác xây dựng pháp luật có được xem là hành vi tiêu cực?
Pháp luật
06 biện pháp phòng chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác xây dựng pháp luật
57 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác xây dựng pháp luật Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác xây dựng pháp luật Xem toàn bộ văn bản về Tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào