Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh?
Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì?
Theo Điều 8 Quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 26/QĐ-VKSTC năm 2020, cụ thể như sau:
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh)
1. Vị trí, chức trách
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc, tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là người giúp việc cho người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Ngạch công chức: Kiểm sát viên trung cấp trở lên.
3. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên;
b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị.
Như vậy, tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên, có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị.
Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh? (hình từ internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Theo Điều 66 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
...
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm
Lưu ý: Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm
Nhiệm vụ quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì?
Theo khoản 2 Điều 66 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
...
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
- Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thực hiện bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu đối với cán bộ, Đảng viên chuẩn Công văn 2952?
- Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất là mẫu nào? Hướng dẫn điền?
- Điều kiện hành nghề công tác xã hội là gì? Thời lượng tham gia khóa đào tạo cập nhật kiến thức công tác xã hội?
- Nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện nào từ 25/12/2024?
- Hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế gồm những loại hồ sơ nào? Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế thế nào?