Tiêu chuẩn về năng lực của người làm phiên dịch viên theo quy định của Bộ Lao động được xác định như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực của người làm phiên dịch viên cấp I theo quy định của Bộ Lao động được xác định như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực của người làm phiên dịch viên cấp II theo quy định của Bộ Lao động được xác định như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực của người làm phiên dịch viên cấp cao theo quy định của Bộ Lao động được xác định như thế nào?
Tiêu chuẩn về năng lực của người làm phiên dịch viên cấp I theo quy định của Bộ Lao động được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 21-LĐ/QĐ năm 1983 quy định về tiêu chuẩn của viên dịch viên cấp I như sau:
1. Chức trách:
Làm 4 nhiệm vụ của người phiên dịch: đọc, dịch viết, nghe, dịch nói, cụ thể:
- Dịch ngược và xuôi những tài liệu, văn kiện và sách báo thuộc lĩnh vực công tác của mình, bảo đảm đúng nội dung, dễ hiểu.
- Nghe và dịch nói được trong các buổi tiếp xúc, làm việc thuộc lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách, bảo đảm người nghe dễ hiểu.
- Bám sát nội dung của nguyên bản và người nói.
- Giữ bí mật của ngành.
2. Phải biết:
- Những vấn đề cơ bản và nhiều từ tiếng nước ngoài thuộc chuyên môn ngành mình phụ trách, và một số từ thuộc lĩnh vực chuyên môn khác trong ngành.
- Những chủ trương chính sách của ngành.
- Một số thủ tục lễ tân, lãnh sự, báo chí.
- Phong tục tập quán của nước, ngành mình quan hệ.
3. Yêu cầu trình độ nghiệp vụ:
Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ (nếu không có bằng đại học ngoại ngữ phải kiểm tra và đạt trình độ đại học ngoại ngữ).
Theo đó, phiên dịch viên cấp I sẽ có chức trách và những vấn đề cần phải biết nêu trên, để trở thành phiên dịch viên cấp I thì cần trình độ nghiệp vụ là tốt nghiệp đại học ngoại ngữ (nếu không có bằng đại học ngoại ngữ phải kiểm tra và đạt trình độ đại học ngoại ngữ).
Phiên dịch viên (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực của người làm phiên dịch viên cấp II theo quy định của Bộ Lao động được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 21-LĐ/QĐ năm 1983 quy định về tiêu chuẩn của viên dịch viên cấp IInhư sau:
1. Chức trách:
Làm đầy đủ nhiệm vụ của người phiên dịch: đọc, dịch viết, nghe, dịch nói, cụ thể:
- Dịch viết ngược và xuôi những tài liệu, sách báo và văn kiện thuộc các lĩnh vực chuyên môn của ngành mình chính xác, câu văn mạch lạc.
- Nghe và dịch nói lưu loát trong các buổi tiếp xúc, hội đàm; và dịch đuổi được trong các hội nghị chuyên ngành, chọn từ chuẩn xác, trung thành với người nói.
- Đánh máy chữ tiếng nước ngoài mà mình phiên dịch và thảo được một số công văn thông thường bằng tiếng nước ngoài.
- Giữ bí mật của ngành.
2. Phải biết:
- Các lĩnh vực chuyên môn của ngành và biết nhiều từ tiếng nước ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách và một số ngành khác có liên quan. Biết ngoại ngữ thứ 2 ở mức độ tham khảo tài liệu và giao dịch thông thường.
- Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngành mình.
- Một số nghiệp vụ ngoại giao như lễ tân, văn hóa, báo chí, lãnh sự.
- Một số phong tục tập quán của nước, ngành mình có quan hệ và tập quán trong giao dịch quốc tế.
- Đánh máy chữ tiếng nước ngoài mà mình phiên dịch và thảo được một số công văn thông thường bằng tiếng mình phiên dịch.
3. Yêu cầu trình độ nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ (hoặc qua kiểm tra đạt trình độ đại học ngoại ngữ).
- Trình độ đại học tiếng Việt.
Theo đó, phiên dịch viên cấp II sẽ có chức trách và những vấn đề cần phải biết nêu trên, để trở thành phiên dịch viên cấp II thì cần trình độ nghiệp vụ là tốt nghiệp đại học ngoại ngữ (hoặc qua kiểm tra đạt trình độ đại học ngoại ngữ), trình độ đại học tiếng Việt.
Tiêu chuẩn về năng lực của người làm phiên dịch viên cấp cao theo quy định của Bộ Lao động được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 21-LĐ/QĐ năm 1983 quy định về tiêu chuẩn của viên dịch viên cấp cao như sau:
1. Chức trách:
Làm tốt 4 nhiệm vụ của người phiên dịch: đọc, dịch viết, nghe, dịch nói, cụ thể:
- Dịch viết ngược và xuôi tài liệu, sách báo và văn kiện thuộc phạm vi quốc gia và quan hệ quốc tế chính xác, câu văn ngắn gọn, mạch lạc.
- Nghe và dịch nói trong các buổi tiếp xúc, hội đàm cấp Nhà nước trở lên thành thạo, dịch đuổi tốt trong các cuộc hội nghị quốc gia và hội nghị quốc tế, bảo đảm câu chữ và chọn từ chuẩn xác.
- Tuyệt đối trung thành với nguyên bản và người nói.
- Đánh máy chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài mà mình phiên dịch.
- Ghi biên bản tiếp xúc và thảo một số công văn ngoại giao chính thức bằng tiếng nước ngoài.
- Tuyệt đối giữ bí mật quốc gia.
2. Phải biết:
- Thông thạo nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, biết nhiều từ ngữ trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
- Ngoài ngoại ngữ chính, biết một số ngoại ngữ khác ở trình độ phiên dịch cấp II trở lên.
- Những đường lối chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị, thời sự trong và ngoài nước ở từng giai đoạn.
- Những nghiệp vụ ngoại giao như lễ tân, văn hóa, báo chí, lãnh sự.
- Phong tục tập quán quốc tế và các nước.
3. Yêu cầu trình độ nghiệp vụ:
- Trình độ đại học ngoại ngữ.
- Đại học văn.
- Trình độ kiến thức đại học ngoại giao.
- Thâm niên công tác ở người phiên dịch cấp II ít nhất là 5 năm.
Theo đó, phiên dịch viên cấp cao sẽ có chức trách và những vấn đề cần phải biết nêu trên, để trở thành phiên dịch viên cấp cao thì cần trình độ nghiệp vụ là tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, đại học văn, trình độ kiến thức đại học ngoại giao, thâm niên công tác ở người phiên dịch cấp II ít nhất là 5 năm.
Như vậy, phiên dịch viên được chia thành 3 cấp bao gồm: phiên dịch viên cấp I, phiên dịch viên cấp II, phiên dịch viên cấp cao. Bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn khác nhau giữa ba cấp phiên dịch này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?