Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là gì? Thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn này bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là gì?
- Xây dựng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là trách nhiệm của ai?
- Thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là bao lâu?
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là gì?
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 89/2013/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là những quy định về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp thực hành thẩm định giá dùng làm chuẩn mực để phục vụ hoạt động thẩm định giá tài sản, kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam.
Theo Điều 6 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định thì hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm:
- Các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản;
- Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản;
- Giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản;
- Phân loại tài sản;
- Quy trình thẩm định giá tài sản;
- Báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản;
- Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.
Xử phạt thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá (Hình từ Internet)
Xây dựng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là trách nhiệm của ai?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
c) Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá, các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
d) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi và điều kiện để cấp Thẻ thẩm định viên về giá; quản lý, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá;
đ) Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề;
...
Theo quy định trên, xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính.
Thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bị phạt theo quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 19 Nghị định 109/2013/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với thẩm định viên về giá
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá;
b) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước có thời hạn từ 30 ngày đến 50 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có) đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Theo đó, thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời, tước có thời hạn từ 30 ngày đến 50 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm trên.
Và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có) đối với hành vi không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá.
Thời hiệu xử phạt thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 109/2013/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt thẩm định viên về giá không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?