Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng biên tập nhà xuất bản, tổng giám đốc nhà xuất bản và biên tập viên được quy định như thế nào?
Để trở thành tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản, tổng biên tập nhà xuất bản cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Xuất bản 2012 quy định tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản như sau:
- Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:
+ Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên;
+ Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
+ Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
- Tiêu chuẩn đối với tổng biên tập nhà xuất bản:
+ Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
+ Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí;
+ Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bao gồm những gì?
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng biên tập nhà xuất bản
Theo Điều 18 Luật Xuất bản 2012 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản như sau:
- Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;
+ Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
+ Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
+ Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 của Luật này và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
+ Ký hợp đồng liên kết xuất bản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 của Luật này trước khi ký quyết định xuất bản;
+ Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;
+ Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng với giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;
+ Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
+ Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
+ Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
+ Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.
- Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
+ Tổ chức biên tập bản thảo;
+ Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định xuất bản;
+ Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
+ Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên được quy định như thế nào?
Theo Điều 19 Luật Xuất bản 2012, tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên được quy định như sau:
- Tiêu chuẩn của biên tập viên:
+ Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên;
+ Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
- Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Thực hiện biên tập bản thảo;
+ Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
+ Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
+ Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;
+ Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
+ Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?