Tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá hiện nay được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Đăng kiểm viên tàu biển
1. Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển
a) Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành có liên quan đến đóng mới, sửa chữa, khai thác tàu biển, công trình biển và chế tạo sản phẩm công nghiệp.
b) Hoàn thành các khóa tập huấn nghiệp vụ mới, bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức.
c) Có chứng chỉ tiếng Anh: TOEIC đạt từ 450 điểm trở lên, hoặc IELTS đạt từ 4.5 trở lên, hoặc TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên, hoặc TOEFL PBT 450 điểm trở lên, hoặc TOEFL IBT đạt từ 45 điểm trở lên, hoặc có bằng cử nhân Anh văn, hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại các trường giảng dạy bằng tiếng Anh.
d) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.
đ) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển và đánh giá hàng năm.
e) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển đủ 02 (hai) năm trở lên.
2. Tiêu chuẩn bổ sung đối với đăng kiểm viên thực hiện công tác đánh giá
Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc khai thác tàu biển đến trước khi được công nhận với thời gian đủ 05 (năm) năm trở lên và hoàn thành thực tập nghiệp vụ đánh giá như sau:
a) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM): Có ít nhất 04 (bốn) cuộc đánh giá quản lý an toàn, trong đó ít nhất 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn công ty và 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn tàu.
b) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý an ninh hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Kế hoạch an ninh tàu biển (SSP).
c) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý lao động hàng hải theo quy định của Công ước Lao động hàng hải (Công ước MLC): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý lao động hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II (DMLC II).
Theo quy định này thì hiện này có 03 nhóm đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công việc đánh giá là:
- Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM);
- Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS);
- Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý lao động hàng hải theo quy định của Công ước Lao động hàng hải (Công ước MLC).
Như vậy để trở thành đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá thì anh cần đáp ứng các tiêu chuẩn như quy định trên.
Đăng kiểm viên tàu biển (Hình từ Internet)
Đăng kiểm viên tàu biển gồm những hạng nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Hạng đăng kiểm viên tàu biển
Đăng kiểm viên tàu biển được phân thành 02 (hai) hạng, như sau:
1. Đăng kiểm viên tàu biển.
2. Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao.
Như vậy đăng kiểm viên tàu biển gồm 02 hạng là: đăng kiểm viên tàu biển và đăng kiểm viên tàu biển bậc cao.
Trách nhiệm của đăng kiểm viên tàu biển được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của đăng kiểm viên tàu biển
Đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển (sau đây gọi là phương tiện) và sản phẩm công nghiệp phù hợp với các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?