Tiêu chuẩn để trở thành Kiểm toán viên Nhà nước là gì? Trách nhiệm của Kiểm toán viên Nhà nước được quy định như thế nào?
Ngạch Kiểm toán viên nhà nước bao gồm những ngạch nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về các ngạch Kiểm toán viên nhà nước như sau:
Các ngạch Kiểm toán viên nhà nước
1. Kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch sau đây:
a) Kiểm toán viên;
b) Kiểm toán viên chính;
c) Kiểm toán viên cao cấp.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước.
Theo đó, kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch là kiểm toán viên, kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp. Và Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước.
Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước là gì?
Căn cứ Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm toán nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
4. Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Theo đó, Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 21 nêu trên, trong đó có tiêu chuẩn là phải có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Kiểm toán viên nhà nước
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên là gì?
Căn cứ Điều 23 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
3. Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
4. Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên.
Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên thì ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước thì cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện được quy định tại Điều 23 nêu trên.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước như sau:
Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
1. Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
2. Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
4. Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
5. Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
6. Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
7. Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
Theo đó, Kiểm toán viên nhà nước sẽ có trách nhiệm được quy định tại Điều 22 nêu trên.
Như vậy, để trở thành Kiểm toán viên Nhà nước thì con bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 21, và để được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên thì con bạn cần phải đáp ứng thêm các điều kiện được quy định tại Điều 23.
Kiểm toán viên Nhà nước sẽ có các trách nhiệm được quy định tại Điều 22 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?